Bản án 08/2018/HS-ST ngày 09/02/2018 về tội vi phạm các quy định khai thác và bảo vệ rừng

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG

BẢN ÁN 08/2018/HS-ST NGÀY 09/02/2018 VỀ TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG

Ngày 09 tháng 02 năm 2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số: 85/2017/HSST ngày 10/11/2017 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 03/2018/QĐXXST - HS ngày 09/01/2018. Quyết định hoãn phiên tòa số 06/2018/HSST ngày 31/01/2018 đối với bị cáo:

Bị cáo Lưu Văn T, sinh năm 1971; Nơi sinh: Xã K, huyện L, tỉnh Bắc Ninh; Nơi ở: Tổ 52, Khu 4, phường U, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh; Nghề nghiệp: Lái xe; Trình độ văn hoá: 7/10; Dân tộc: kinh; Giới tính: Nam; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Lưu Văn Dụ (đã chết) và bà Trần Thị S; Có vợ là Nguyễn Thị Đe; Bị cáo có 02 con, lớn sinh năm 1995, nhỏ sinh năm 1997; Tiền án, tiền sự: Không.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Chị Nguyễn Thị H, sinh năm 1983.

Địa chỉ: Thôn P, xã N, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

2. Anh Phạm Văn M, sinh năm 1982.

Địa chỉ: Thôn P, xã N, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

3. Anh Nguyễn Đắc S, sinh năm 1969.

Địa chỉ: Khu 3, TT C, huyện S Động, tỉnh Bắc Giang.

4. Anh Ngô Thanh O, sinh năm 1981.

Địa chỉ: Thôn Lốt, xã C, huyện S Động, tỉnh Bắc Giang.

5. Anh Lưu Văn J, sinh năm 1994.

Địa chỉ: Tổ 52, khu 4, phường U, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

6. Anh Nguyễn Văn H, sinh năm 1978.

Địa chỉ: Thôn Chể, xã Phượng S, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

7. Chị Hoàng Thị L, sinh năm 1984.

Địa chỉ: Thôn Lốt, xã C, huyện S Động, tỉnh Bắc Giang. (Tất cả đều vắng mặt)

- Người làm chứng:

1. Anh Phạm Văn E, sinh năm 1974.

Địa chỉ: Số 55, Ngõ 16, phường Lê Lợi, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. (Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang).

2. Anh Nguyễn Văn Ng, sinh năm 1983.

Địa chỉ: Tiểu khu 3, TT X, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. (Cán bộ Chị cục kiểm lâm tỉnh Bắc Giang)

3. Anh Nguyễn Quý W, sinh năm 1983.

Địa chỉ: Số nhà 106, phố Thanh Hưng, TT Đồi Ngô, Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

4. Anh Đặng Huy V, sinh năm 1972.

Địa chỉ: Thôn Đại Phú, xã Q, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. (Cán bộ Chị cục kiểm lâm tỉnh Bắc Giang)

5. Anh Trần Mạnh E, sinh năm 1971.

Địa chỉ: Số nhà 9, ngõ 142, đường T, phường Lê Lợi, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

6. Chị Phạm Thị G, sinh năm 1973.

Địa chỉ: Thôn B, xã D, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. (Tất cả đều vắng mặt)

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Hồi 02 giờ 45 phút ngày 18/7/2016, tại Đường tỉnh 293 thuộc địa phận xã Nghĩa PH, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, Đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang. Trong quá trình tuần tra kiểm soát cơ động đã phát hiện và tạm giữ chiếc xe ô tô tải hàng hoá, biển kiểm soát 14 C-152.84; trên xe chở gỗ rừng tự nhiên. Tại thời điểm kiểm tra, đối chiếu số gỗ trên xe ô tô với 02 bộ hồ sơ chứng minh nguồn gốc gỗ do đối tượng Lưu Văn T sinh năm 1971 ở Tổ 52, Khu 4, phường U, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh là chủ pH tiện điều khiển giao nộp không phù hợp. Lực lượng Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang đã lập biên bản tạm giữ chiếc xe ô tô, trên xe chở 11 khúc gỗ Lim xanh; 1.255 thanh gỗ xẻ Lim xanh, tương đương khoảng 09 m3 gỗ Lim xanh. Căn cứ vào biên bản kiểm tra pH tiện, Đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng ra Quyết định tạm giữ tang vật, pH tiện theo thủ tục hành chính đưa về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang giải quyết theo quy định của pháp luật. Ngày 04/8/2016, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang đã tiến hành xác minh số lượng, khối lượng, chủng loại lâm sản được vận chuyển trên xe ô tô biển kiểm soát 14C-152.84 và có kết luận: Toàn bộ lâm sản trên xe ô tô do Lưu Văn T vận chuyển là gỗ Lim xanh thuộc loài nguy cấp, quý hiếm nhóm IIA, có nguồn gốc từ rừng tự nhiên trong nước, gỗ không có dấu búa kiểm lâm; số lượng gỗ Lim tròn 11 khúc bằng 0,370m3, gỗ Lim xẻ 1.255 thanh bằng 8,190 m3 (có bảng kê lâm sản theo quy định).

Ngày 17/8/2016, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang có Công văn số 01/KN- KLCĐ về việc kiến nghị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang xem xét, xử lý vụ vi phạm theo thẩm quyền. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang xác định hành vi mua, vận chuyển trái pháp luật gỗ Lim xanh thuộc loài thực vật nguy cấp, quý hiếm nhóm IIA có khối lượng quy tròn thu giữ nêu trên vượt mức tối đa khung xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điểm d, Khoản 7, Điều 22, Điều 23 Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên 10m3 gỗ thuộc loại thực vật nguy cấp, quý hiếm nhóm IIA quy tròn, có dấu hiệu tội phạm hình sự.

Tại thời điểm kiểm tra ngày 18/7/2016 của Đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang, T khai với Tổ công tác mình vừa là người điều khiển xe ô tô biển kiểm soát 14C-152.84 chở gỗ và vừa là chủ số gỗ trên xe bị thu giữ như đã nêu ở trên. Về nguồn gốc số gỗ bị thu giữ T mua thu gom của anh Vũ Văn Điển, Trần Văn Tiến, Nguyễn Văn H sinh năm 1978 ở thôn Chể, xã Phượng S, huyện Lục Ngạn với giá 52.000.000 đồng, thời gian mua vào các năm 2012 và năm 2013. Ngoài ra T còn khai nhận mua thêm gỗ của một số người khác không biết tên tại huyện S Động với giá 18.000.000 đồng. Sau khi mua gom được gỗ T gửi tại nhà Ngô Thanh O sinh năm 1981 ở thôn Lốt, xã C, huyện S động, tỉnh Bắc Giang. Nhưng quá quá trình điều tra Lưu Văn T lại thay đổi lời khai nhận như sau: T có quen biết với vợ chồng Phạm Văn M sinh năm 1982 và Nguyễn Thị H sinh năm 1983 cùng địa chỉ thôn P, xã Hoà Phong, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Buổi trưa ngày 16/7/2016, H gọi điện thoại di động cho T bảo ngày 17/7/2016 có chuyến hàng trên huyện S Động, tỉnh Bắc Giang và bảo T khi nào chở than sang tỉnh Bắc Giang thì chở hàng về cho H ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Đến trưa ngày 17/7/2016, T chở than bằng xe ô tô biển kiểm soát 14C-152.84 sang tỉnh Bắc Giang và có điện thoại di động cho H biết là đang chở than bán ở Bắc Giang. Sau đó H bảo với T, hai vợ chồng H thu xếp sẽ lên sau, H nói rõ cho T biết là chở gỗ và thoả thuận với T trả tiền công 14.000.000 đồng tiền vận chuyển về tỉnh Hưng Yên, T đồng ý. Qua điện thoại H và T thoả thuận với nhau nếu vận chuyển gỗ tuyến đường thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang và tỉnh Hưng Yên, H chịu trách nhiệm về xe gỗ nếu bị lực lượng chức năng bắt giữ, còn tuyến đường tỉnh Hải Dương do T chịu trách nhiệm hoàn toàn. Khoảng 16 giờ ngày 17/7/2016, khi vợ chồng H lên đến huyện S Đông và có điện thoại cho T là đã đổ hàng than xong chưa, T bảo đã đổ xong hàng và đang về C, huyện S Động. Khoảng 17 giờ cùng ngày, T về đến thị trấn C, huyện S Động, H bảo T cứ ăn cơm đợi H tập kết hàng gỗ có gì H điện sau. Sau đó T và anh Hà Văn Thạnh sinh năm 1992 ở thôn M O, xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đang làm thuê cho T cùng ăn cơm đợi H. Sau khi ăn cơm xong, T và Thạnh đi xe ô tô về Chi cục thuế huyện S Động chờ H điện thoại để bốc hàng (gỗ). Khoảng 21 giờ cùng ngày, H điện thoại cho T cho xe ô tô vào nhà anh Ngô Thanh O sinh năm 1981 ở thôn Lốt, xã C, huyện S Động, tỉnh Bắc Giang để bốc gỗ chở về tỉnh Hưng Yên như đã thoả thuận trước đó. Khi T đến nhà O chở gỗ thì Nguyễn Đắc S sinh năm 1969 ở Khu 3, thị trấn C, huyện S Động, tỉnh Bắc Giang ( là anh trái ruột O) chuyển gỗ đến. Khoảng 23 giờ cùng ngày thì T đã bốc vận chuyển gỗ từ xe ô tô của S xong. Khoảng 00 giờ 25 phút ngày 18/7/2016, sau khi bốc gỗ xong, S bảo T cho xe ô tô chạy, còn S lái xe ô tô của S dẫn đường đến xã Thanh S, huyện S Động để về huyện Lục Nam. Khi đến đoạn đường có biển báo Tây Yên Tử thuộc xã Tuấn Mậu thì S quay về, còn T cùng vợ chồng H-M tiếp tục đi xe về huyện Lục Nam. Khi T chở xe ô tô gỗ về đến địa phận xã Nghĩa PH, huyện Lục Nam thì bị Tổ công tác của Lực lượng Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang kiểm tra và đưa toàn bộ tang vật và pH tiện về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang giải quyết. Lúc này M điện thoại thông báo cho S biết là xe tô chở gỗ bị Lực lượng kiểm lâm tỉnh Bắc Giang bắt giữ và nhờ bạn của S tên là Trần Mạnh E sinh năm 1971 ở Số 9, Ngõ 142, đường Thánh Thiên, phường Le Lợi, thành phố Bắc Giang đứng ra xin hộ. Sau đó H bảo T đứng ra nhận là lái xe và chủ hàng gỗ để sau này xử lý một hành vi cho nhẹ và vợ chồng H có trách nhiệm lấy xe ô tô ra trả T, T đồng ý. Sau đó Nguyễn Đắc S mang 03 bộ hồ sơ với mục đích chứng minh nguồn gốc số gỗ cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang, T thấy nội dung trong ba bộ hồ sơ không phù hợp với số gỗ T đã vận chuyển.

Nguyễn Thị H vắng mặt tại phiên tòa, quá trình điều tra khai vào khoảng ngày 17/7/2016 hoặc ngày 18/7/2016, H có đến huyện S Động, tỉnh Bắc Giang để chào hàng nội thất ( do nhà H làm nghề mộc), do bị nhỡ xe khách nên H điện thoại cho T hỏi T có ở huyện S Động không cho H đi nhờ xe về nhà ở tỉnh Hưng Yên (H và T có quen biết với nhau từ trước). T nói đang ở huyện S Động rồi đọc biển kiểm soát xe ô tô cho H và bảo H đứng ở ven đường chờ. Khoảng 21 giờ cùng ngày, H lên xe ô tô của T, H khai không biết địa điểm đi nhờ xe ô tô của T; khi lên xe ô tô H thấy có mấy người nữa nhưng không biết họ là ai, sau đó H ngủ trên xe. Trong lúc H đang nằm ngủ thấy T gọi dậy vì bị lực lượng Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang đang kiểm tra xe ô tô. Sau đó H và những người đi cùng xe T được đưa về trụ sở Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang. Khi về đến trụ sở Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang những người đi nhờ xe về, còn H và T ở lại; T làm việc với lực lượng Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang đã dừng xe ô tô, còn H ngồi ở sân chờ đến sáng rồi đi xe ô tô khách về quê  ở tỉnh Hưng Yên.

Phạm Văn M vắng mặt tại phiên tòa, quá trình điều tra khai khoảng đầu năm 2016, có một lần M cùng vợ là Nguyễn Thị H đi chào hàng tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang; do hôm đó về muộn nên vợ chồng M có đi nhờ xe ô tô của Lưu Văn T; quá trình đi nhờ xe của T vợ chồng M ngủ trên xe ô tô, khi về đến thị trấn Sao Đỏ, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, T gọi vợ chồng M dậy để bắt xe khách đi về nhà ở tỉnh Hưng Yên. M khẳng định không đi cùng với H trên chuyến xe ô tô của Lưu Văn T trong ngày 18/7/2016. Ngày 18/7/2016, M có đi lên tỉnh Bắc Giang, do H bảo với M rằng T điện thoại cho H nhờ H tìm cách giúp T về chiếc xe ô tô gỗ bị tạm giữ, H bảo M nhờ tìm cách giúp T, nhưng khi đến tỉnh Bắc Giang, M không gặp được T nên quay về nhà.

Để điều tra làm rõ các đối tượng có liên quan trong vụ án, Cơ quan điều tra đã tiến hành cho Nguyễn Thị H và Phạm Văn M đối chất với bị can Lưu Văn T. Kết quả Nguyễn Thị H và Phạm Văn M đều khẳng định không biết về số gỗ bị Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang kiểm tra, tạm giữ ngày 18/7/2016 và cam đoan không phải là chủ của số gỗ đã bị thu giữ trước đó. H và M khẳng định không thuê Lưu Văn T chở gỗ. Trong quá trình đối chất T vẫn khẳng định số gỗ bị Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang kiểm tra, tạm giữ ngày 18/7/2016 là của vợ chồng Nguyễn Thị H và Phạm Văn M, T chỉ là người chở thuê. Nguyễn Thị H và Phạm Văn M đều khai nhận không biết về số gỗ bị Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang kiểm tra, tạm giữ ngày 18/7/2016 và cam đoan không phải là chủ của số gỗ đó, H và M khẳng định không thuê Lưu Văn T chở gỗ như T đã khai tại Cơ quan điều tra.

Nguyễn Đắc S vắng mặt tại phiên tòa, quá trình điều tra khai có biết Lưu Văn T và Nguyễn Thị H từ trước, còn không biết Phạm Văn M; sau khi xe gỗ T chở bị tạm giữ, T và H gọi điện nhờ S xin hộ gỗ nhưng không được. Tại thời điểm xe gỗ T bị kiểm tra S không có mặt trên xe; về ba bộ hồ sơ gỗ S không biết, không được mang đến nộp cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang. Kết quả điều tra chưa có đủ căn cứ để xác định Nguyễn Đắc S có hành vi vi phạm pháp luật trong vụ án.

Ngô Thanh O vắng mặt tại phiên tòa, quá trình điều tra khai như theo lời khai của bị can Lưu Văn T, T bốc gỗ chở đi từ nhà O cho vợ chồng Nguyễn Thị H và Phạm Văn M. O có biết T từ trước, O khẳng định không biết ai chở gỗ đến nhà O. Khoảng 22 giờ ngày 17/7/2016, T đến nhà O chở gỗ đi.

Chị Hoàng Thị L (vợ của Ngô Thanh O) vắng mặt tại phiên tòa, quá trình điều tra khai không biết về việc bốc gỗ ở nhà mình tối ngày 17/7/2016.

Ông Nguyễn Văn H vắng mặt tại phiên tòa, quá trình điều tra khai là người có tên ở trong ba bộ hồ sơ gỗ, ông H khai không quen biết, không mua hoạc bán gỗ với bị cáo Lưu Văn T.

Ông Phạm Văn E, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động thuộc Chi cục kiểm lâm tỉnh Bắc Giang vắng mặt tại phiên tòa, quá trình điều tra khai: Sau khi bắt giữ xe gỗ của Lưu Văn T, việc lập biên bản được thực hiện ngay tại địa điểm kiểm tra, sau đó giám sát đưa về Chi cục kiểm lâm tỉnh để lập bảng kê chi tiết. Việc lập biên bản kiểm tra lúc 02 giờ sáng, do lúc đó đêm không mời được người chứng kiến và do tính khẩn trương của sự việc nên khi lập biên bản chỉ có cán bộ kiểm lâm và lái xe ký vào biên bản. Ngay tại thời điểm kiểm tra, Tổ công tác chỉ xác định về chủng loại gỗ, riêng về khối lượng cần phải có sân bãi rộng nên ngày 04/8/2016 mới tiến hành xác định được.

Ngày 29/8/2016, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã ra Quyết định trưng cầu giám định đến Bộ môn khoa học Gỗ, Viện nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện khoa học lâm Nghiệp Việt Nam để giám định 1.255 thanh gỗ xẻ và 11 khúc gỗ tròn. Tại kết quả giám định số 194/CNR-KHTC, ngày 13/9/2016 của Viện nghiên cứu công nghiệp rừng thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, kết luận: Căn cứ vào màu sắc, đặc điểm cấu tạo thô đại của các mẫu gỗ giám định kết luận 1.255 lóng/hộp gỗ xẻ và 11 khúc gỗ tròn có tổng khối lượng 9,493 m3 tương đương 15,188 m3 gỗ quy tròn, đồng nhất một chủng loại ( Bảng kê lâm sản kèm theo). Tên gỗ và nhóm gỗ  được kết luận tại mục 2b.

- Căn cứ đặc điểm cấu tạo và hiển vi của mẫu gỗ giám định có số đăng ký 12700 và 12701, kiểm tra so sánh với mẫu chuẩn, tài liệu, kết luận: Tên gỗ: Tên Việt Nam: Lim (Lim xanh).Tên khoa học: Erythropphlemfordii Oliv.Gỗ lim (Erythropphleumfordii) được xếp nhóm IIA trong “Nhóm II. Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích tH mại” tại “Danh mục động, thực vật rừng cấp, quý hiếm” ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ- CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ. Gỗ lim (Erythropphleumfordii) được xếp nhóm II trong “ Bng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước, ban hành kèm theo Quyết định số 2198-CNR ngày 26/11/1977 của Bộ Lâm Nghiệp- nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn./.

Ngày 02/11/2016, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang có Công văn số 1836/CV-PC44 đề nghị giải thích quy định khối lượng gỗ quy tròn và xác định độ tuổi của gỗ bị thu giữ. Tại văn bản số 250/CNR-KHTC ngày 19/11/2016 của Viện nghiên cứu công nghiệp rừng thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam xác định: Tại khoản 2, Điều 5 Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định: Khi xử phạt vi phạm hành chính phải quy thành gỗ tròn. Quy đổi gỗ xẻ, gỗ đẽo thành gỗ tròn bằng cách nhân với hệ số 1,6. Theo đó, khối lượng 0,377m3 của 11 khúc gỗ đẽo tròn được quy thành 0,602m3 gỗ tròn là đúng quy định. Việc xác định tuổi của một cây gỗ đến nay chỉ thực hiện bằng pH pháp đếm số vòng năm và phải trên thớt gỗ cắt ngang nguyên thân cây và sát gốc. Đối với 1.255 m3 lóng, hộp gỗ xẻ và 11 khúc gỗ đẽo tròn của gỗ Lim được trưng cầu giám định không đủ điều kiện để thực hiện. Hiện nay chưa có pH pháp để xác định thời gian khai thác gỗ dựa trên mẫu gỗ giám định.

Ngày 23/9/2016, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã Trưng cầu hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tỉnh Bắc Giang định giá số gỗ đã thu giữ trên. Tại kết luận định giá tài sản số 13/2016/KL-HDĐG ngày 19/10/2016 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tỉnh Bắc Giang, kết luận: Giá gỗ lim xẻ và giá gỗ Lim xanh đẽo tròn có tổng giá trị định giá: 103.292.000 đồng.

Tại phiên tòa cũng như trong quá trình điều tra bị cáo Lưu Văn T đã khai nhận toàn bộ hành vi vận chuyển gỗ trái phép, bị cáo không có ý kiến gì về nội dung bản cáo trạng cũng như bản luận tội của Viện kiểm sát nhân dân huyện Lục Nam. Bị cáo nói lời nói sau cùng, xin Hội đồng xét xử cho bị cáo được hưởng mức án nhẹ nhất.

Bản cáo trạng số 83/KSĐT ngày 10/11/2017 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã truy tố bị cáo Lưu Văn T về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng ” theo khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự 1999.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Lục Nam thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, giữ nguyên quan điểm truy tố bị cáo theo tội danh và điều luật như đã viện dẫn ở trên, đề nghị Hội đồng xét xử: Tuyên bố bị cáo Lưu Văn T phạm tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng ”; Áp dụng điểm b khoản 1 Điều 175; điểm p khoản 1 Điều 46; Điều 33 Bộ luật hình sự 1999:

Xử phạt bị cáo T từ 05 đến 07 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách từ 12 đến 14 tháng kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. Miễn hình phạt bổ sung bằng hình phạt tiền cho bị cáo.

Về xử lý vật chứng: Áp dụng khoản 1 điều 41 Bộ luật hình sự; khoản 2 điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự: Tịch thu sung công quỹ Nhà nước 1.255 lóng/hộp gỗ xẻ và 11 khúc gỗ tròn, tổng khối lượng 9,493m3, tương đương 15,188 m3 gỗ quy tròn.

Ngoài ra còn đề xuất về án phí, quyền kháng cáo.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố:

Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Giang, Điều tra viên; Viện kiểm sát nhân dân huyện Lục Nam, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; Quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa, bị cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có người nào có ý kiến hoạc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

[2] Về chứng cứ xác định có tội của bị cáo:

Tại phiên toà bị cáo Lưu Văn T khai nhận hành vi vận chuyển gỗ trái phép, không chứng minh được nguồn gốc gỗ được phép vận chuyển. Lời khai nhận của bị cáo tại phiên toà phù hợp với lời khai tại Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang, cùng toàn bộ các tài liệu có trong hồ sơ. Như vậy có đủ cơ sở kết luận:

Hồi 02 giờ 45 phút ngày 18/7/2016, tại Đường tỉnh 293 thuộc địa phận xã Nghĩa PH, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, khi Đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang đang trong quá trình tuần tra kiểm soát cơ động đã phát hiện và tạm giữ chiếc xe ô tô tải biển kiểm soát 14 C-152.84 do Lưu Văn T lái đã có hành vi vận chuyển trái phép gỗ.

Tại kết quả giám định số 194/CNR-KHTC, ngày 13/9/2016 của Viện nghiên cứu công nghiệp rừng thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, kết luận: tổng số lượng là 15,188 m3 gỗ quy tròn đồng nhất Lim xanh được xếp nhóm IIA, nhóm II. Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại thuộc Danh mục động, thực vật rừng cấp, quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ- CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ. Theo hướng dẫn tại phần IV, mục 1.3; 1.4 Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA- VKSNDTC-TANDTC ngày 08/3/2007 hướng dẫn điều 175 Bộ luật hình sự 1999 như sau:

1.3. Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép" là hành vi vận chuyển, buôn bán gỗ không đúng quy định của Nhà nước (như vận chuyển gỗ không có thủ tục, buôn bán gỗ không có giấy phép kinh doanh hoặc có giấy phép nhưng đã hết hiệu lực...).

1.4. "Gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại khoản 1 Điều 175 BLHS khi thuộc một trong các M hợp sau:

a) Gây thiệt hại về lâm sản (trừ động vật rừng) từ trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính quy định cho mỗi hành vi vi phạm;

Quy định về mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vận chuyển trái phép gỗ, thì tại điểm d, khoản 7 Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định như sau: d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 7 m3 đến 10 m3.

Bị cáo Lưu Văn T có hành vi vận chuyển 15,188 m3 gỗ quy tròn đồng nhất Lim xanh không đúng quy định của Nhà nước, mức vận chuyển vượt mức tối đa bị xử phạt hành chính, xác định là gây hậu quả nghiêm trọng; Hành vi vận chuyển gỗ của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về khai thác, bảo vệ rừng được quy định trong Bộ luật hình sự. Vì vậy đã đủ yếu tố cấu thành tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng ” theo điểm b, khoản 1 điều 175 Bộ luật hình sự 1999.

Bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Lục Nam đã truy tố và bản luận tội của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật nên cần được Hội đồng xét xử xem xét và chấp nhận.

[3] Đánh giá tính chất mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Bị cáo T không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, bị cáo phạm tội lần đầu thuộc M hợp ít nghiêm trọng nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm h, p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999.

Xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tính chất mức độ hành vi phạm tội, nhân thân của bị cáo, Hội đồng xét xử xét thấy: Hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội vì vậy cần xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên xét thấy bị cáo là người có nhân thân tốt, chưa tiền án, tiền sự, phạm tội lần đầu thuộc M hợp ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có nơi cư trú rõ ràng, vì vậy không cần thiết phải bắt bị cáo chấp hành hình phạt tù, cho bị cáo được hưởng án treo cũng đủ để răn đe đối với bị cáo, giúp bị cáo trở thành người có ích cho gia đình và xã hội, đồng thời có tính phòng ngừa chung, thể hiện sự khoan hồng của Nhà nước ta. Về hình phạt bổ sung bằng hình phạt tiền: Phạt tiền bị cáo 5 triệu đồng để sung công quỹ Nhà nước.

[4]Về xử lý vật chứng: Áp dụng khoản 1 điều 41 Bộ luật hình sự; khoản 2 điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự: Tịch thu sung công quỹ Nhà nước 1.255 lóng/hộp gỗ xẻ và 11 khúc gỗ tròn, tổng khối lượng 9,493m3, tương đương 15,188 m3 gỗ quy tròn.

[5] Về những vấn đề khác:

Ngoài hành vi vận chuyển gỗ trên, T còn khai nhận 02 lần vận chuyển gỗ thuê cho vợ chồng H, M từ huyện S Động về tỉnh Hưng Yên, gỗ được bốc từ vườn phía sau nhà của Ngô Thanh O ở xã C, huyện S Động. T khai cả hai lần vận chuyển gỗ này đều là không hợp pháp, đã được vợ chồng H thanh toán tiền công đầy đủ. Với tài liệu kết quả điều tra, xác minh chưa có đủ căn cứ để xử lý để xử lý đối với T về hành vi này.

Căn cứ tài liệu điều tra có trong hồ sơ vụ án thấy chưa đủ căn cứ để khẳng định Nguyễn Thị H và Phạm Văn M là chủ số gỗ Lim xanh mà Lưu Văn T đã vận chuyển bị Tổ công tác của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang kiểm tra, tạm giữ ngày 18/7/2016. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang xét thấy hành vi của Nguyễn Thị H và Phạm Văn M trong vụ án không ảnh hưởng đến việc kết thúc điều tra, đề nghị truy tố đối với bị can Lưu Văn T. Cơ quan điều tra quyết định tách hành vi của Nguyễn Thị H và Phạm Văn M ra khỏi hồ sơ vụ án để tiếp tục xác minh, khi có căn cứ sẽ xử lý là đúng theo quy định của pháp luật.

Đối với chiếc xe ô tô biển kiểm soát 14 C-152.84, bị cáo T dùng chở gỗ là xe của anh Lưu Văn J. Việc T chở gỗ anh J không biết, nên không xử lý đối với J, anh J đã nhận lại xe ô tô và không có ý kiến gì.

Đối với Anh Ngô Thanh O, Chị Hoàng Thị L (vợ của Ngô Thanh O) với tài liệu điều tra thu thập có trong hồ sơ vụ án, chưa có đủ căn cứ để xác định O có hành vi vi phạm pháp luật trong vụ án này.

Về án phí và quyền kháng cáo: Bị cáo phải chịu án phí HSST và có quyền kháng cáo bản án theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

1. Tuyên bố bị cáo Lưu Văn T phạm tội “ Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”.

Áp dụng điểm b khoản 1, 3 Điều 175; điểm h, p khoản 1 Điều 46; Điều 60 Bộ luật hình sự 1999: Xử phạt bị cáo Lưu Văn T 09 (chín) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 18 tháng kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Giao bị cáo Lưu Văn T cho Ủy ban nhân dân phường U, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh nơi bị cáo cư trú để giám sát và giáo dục trong thời gian thử thách. M hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật thi hành án hình sự.

Hình phạt bổ sung: Phạt tiền bị cáo Lưu Văn T 05 triệu đồng sung công quỹ Nhà nước.

2. Xử lý vật chứng: Áp dụng khoản 1 điều 41 Bộ luật hình sự; khoản 2 điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự: Tịch thu sung công quỹ Nhà nước 1.255 lóng/hộp gỗ xẻ và 11 khúc gỗ tròn, tổng khối lượng 9,493m3, tương đương 15,188 m3 gỗ quy tròn.

4. Về án phí và quyền kháng cáo: Áp dụng Điều 99, 231, 234 Bộ luật tố tụng hình sự; Điều 23 Nghị quyết số 326 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí Tòa án:

Bị cáo Lưu Văn T phải chịu 200.000 đồng tiền án phí hình sự sơ thẩm .

Bị cáo có mặt tại phiên tòa được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt được quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận tống đạt hợp lệ bản án.

Án xử công khai sơ thẩm.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1478
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 08/2018/HS-ST ngày 09/02/2018 về tội vi phạm các quy định khai thác và bảo vệ rừng

Số hiệu:08/2018/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Lục Nam - Bắc Giang
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 09/02/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về