Bản án 124/2019/DS-PT ngày 25/04/2019 về tranh chấp chia thừa kế

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU

BẢN ÁN 124/2019/DS-PT NGÀY 25/04/2019 VỀ TRANH CHẤP CHIA THỪA KẾ

Trong các ngày 24 và 25 tháng 4 năm 2019 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 266/2018/TLPT-DS ngày 27 tháng 11 năm 2018 về việc "Tranh chấp chia thừa kế".

Do bản án dân sự sơ thẩm số: 88A/2018/DS-ST ngày 15 tháng 10 năm 2018 của Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Cà Mau bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 342/2018/QĐ-PT ngày 19 tháng 12 năm 2018, giữa các đương sự:

Nguyên đơn:

1. Bà Tăng Kim A, sinh năm 1966 (có mặt).

Trú tại: Xã H, huyện T, tỉnh Cà Mau.

2. Bà Tăng Kim L, sinh năm 1968 (có mặt).

Trú tại: Xã H, huyện T, tỉnh Cà Mau.

3. Ông Tăng Chí L, sinh năm 1978 (vắng mặt)

Trú tại: Xã Đ, huyện T, tỉnh Cà Mau.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các nguyên đơn: Ông Võ Thanh T - Luật sư thuộc Văn phòng luật sư Thanh T thuộc Đoàn luật sư tỉnh Cà Mau (có mặt)

Bị đơn: Ông Tăng Ngọc T, sinh năm 1972 (có mặt)

Trú tại: Xã H, huyện T, tỉnh Cà Mau.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông T: Luật sư Ngô Đình Ch - Văn Phòng Luật sư Ngô Đình Ch, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau (có mặt).

Địa chỉ: Đường Th, phường 4, thành phố M, tỉnh Cà Mau

Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Bà Trương Thị Th, sinh năm 1972 (có mặt)

Trú tại: Xã H, huyện T, tỉnh Cà Mau.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Th: Luật sư Ngô Đình Ch - Văn Phòng Luật sư Ngô Đình Ch, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau.

Người kháng cáo: Ông Tăng Ngọc T, bà Trương Thị Th.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Bà Tăng Kim A, bà Tăng Kim L thống nhất trình bày: Cha mẹ hai bà là cụ Tăng Thành V, Mai Thị N có 05 người con gồm Tăng Văn T (chết năm 1982) có 01 người con là Tăng Chí L, Tăng Văn Ph (không có con, sau khi chết vợ kết hôn với người khác), Tăng Kim L, Tăng Kim A, Tăng Ngọc T.

Lúc sinh thời tạo lập một phần đất diện tích 38.870 m2 tọa lạc tại xã H, huyện T, tỉnh Cà Mau. Năm 1994 cụ V đăng ký quyền sử dụng với diện tích 32.870 m2, phần đất còn lại 6.000 m2 khoảng năm 1994 cụ V cắt cho con là Tăng Văn Ph, Ph đăng ký quyền sử dụng năm 1994. Năm 1996 Ph chết, năm 1997 vợ của Tăng Văn Ph có chồng khác nên chuyển nhượng lại cho cha mẹ chồng phần đất này.

Năm 2009 cụ V, cụ N cắt đất cho con là Tăng Kim A 03 công, Tăng Kim L 03 công, Tăng Ngọc T 04 công (đơn vị công tính theo diện tích ở địa phương bằng 1.296m2), những người được cho đã nhận đất canh tác nhưng chưa làm thủ tục đăng ký, tách quyền sử dụng theo quy định.

Cụ N từ trần năm 2011, cụ V từ trần năm 2013, không để lại di chúc, phần đất còn lại vợ chồng ông T, bà Th quản lý cho đến nay.

Nay bà A, bà L yêu cầu chia thừa kế phần đất của cụ V, cụ N để lại theo đo đạc thực tế là 33.609,3 m2 theo quy định của pháp luật. Hai bà không yêu cầu chia phần đất do ông Tăng Văn Ph đứng tên quyền sử dụng với diện tích 6.000 m2 và đất kênh thủy lợi 1.102,1 m2.

Anh Tăng Chí L trình bày: Anh là con của ông Tăng Văn T (chết năm 1982) và là cháu nội của cụ V, cụ N, được hưởng thừa kế thế vị cha đối với di sản của cụ V, cụ N để lại. Anh thống nhất với nội dung và yêu cầu xử lý vụ kiện của bà Tăng Kim A, bà Tăng Kim L.

Ông Tăng Ngọc T và bà Trương Thị Th trình bày: Ông, bà thống nhất với trình bày của bà L, bà A về quan hệ gia đình, về di sản của cụ V, cụ N để lại.

Do lúc sinh thời cha mẹ đã cho tài sản cho các con xong nên ông bà không đồng ý chia thừa kế theo yêu cầu của bà L, bà A. Riêng Tăng Chí L ông T cho rằng không đủ điều kiện nhận thừa kế do trước đây có hỗn ẩu với ông bà nội.

Từ nội dung trên, tại bản án dân sự sơ thẩm số 88A/2018/DS-ST ngày 15 tháng 10 năm 2018 của Tòa án nhân dân huyện T quyết định:

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các đồng nguyên đơn kiện đòi ông Tăng Ngọc T chia thừa kế mỗi phần đất do ông Tăng Thành V đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng, phần đất tọa lạc tại ấp Bình Minh I, xã Trần Hợi, huyện T, tỉnh Cà Mau. Buộc ông Tăng Ngọc T, bà Trương Thị Th chia cho các đương sự phần đất như sau:

Bà Tăng Kim A được nhận phần đất có diện tích 8.340,64 m2, gồm 02 phần có vị trí tứ cận:

Phần đất thổ cư và vườn:

- Phía tây giáp đất anh Tăng Chí L được chia dài 71,1 m;

- Phía đông giáp đất bà Kim Thị Hường dài 60,84 m;

- Phía bắc giáp đất đứng tên Tăng Văn Ph dài 26 m;

- Phía nam giáp lộ bê tông dài 26 m.

Phần đất ruộng:

- Phía tây giáp đất ông Nguyễn Út Hết dài 69,83 m;

- Phía đông giáp đất bà Kim Thị Hường dài 69,83 m;

- Phía bắc giáp đất bà Phạm Ngọc Đắng dài 94,88 m;

- Phía nam giáp lộ đất anh Tăng Chí L được chia dài 94,88 m.

Anh Tăng Chí L được chia phần đất có diện tích 3.266,34 m2, gồm hai phần đất có vị trí tứ cận:

Phần đất thổ cư và vườn:

- Phía tây giáp đất bà Tăng Kim L được chia dài 75,42 m;

- Phía đông giáp đất bà Tăng Kim A được chia dài 71,1 m;

- Phía bắc giáp đất đứng tên Tăng Văn Ph dài 10 m;

- Phía nam giáp lộ bê tông dài 10 m.

Phần đất ruộng:

- Phía tây giáp đất ông Nguyễn Út Hết dài 26,70 m;

- Phía đông giáp đất bà Kim Thị Hường dài 26,70 m;

- Phía bắc giáp đất bà Tăng Kim A được chia dài 94,88 m;

- Phía nam đất bà Tăng Kim L được chia dài 94,88 m.

Bà Tăng Kim L được chia phần đất có diện tích 8.399,94 m2, gồm hai phần đất, có vị trí tứ cận như sau:

Phần đất thổ cư và vườn:

- Phía tây giáp đất ông Tăng Ngọc T đang sử dụng dài 81,2 m;

- Phía đông giáp đất anh Tăng Chí L được chia dài 75,42 m;

- Phía bắc giáp đất đứng tên Tăng Văn Ph và ông Tăng Ngọc T đang sử dụng dài 15 m;

- Phía nam giáp lộ bê tông dài 15 m.

Phần đất ruộng:

- Phía tây giáp đất ông Nguyễn Út Hết dài 76,15 m;

- Phía đông giáp đất bà Kim Thị Hường dài 76,15 m;

- Phía bắc giáp đất anh Tăng Chí L được chia dài 94,88 m;

- Phía nam đất ông Tăng Ngọc T đang sử dụng dài 94,88 m.

Giao cho ông Tăng Ngọc T tiếp tục quản lý, sử dụng phần diện tích quyền sử dụng đất còn lại.

(Có sơ đồ đo đạc kèm theo)

Ngoài ra, án sơ thẩm còn xử lý trách nhiệm án phí, lệ phí và thông báo cho các đương sự quyền kháng cáo theo quy định chung.

Ngày 29/10/2018 ông Tăng Ngọc T, bà Trương Thị Th kháng cáo, yêu cầu cấp phúc thẩm không chấp nhận chia thừa kế theo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau:

Án sơ thẩm xử chia tài sản thừa kế quyền sử dụng đất như đã nêu trên là có căn cứ, đúng pháp luật, tuy nhiên cách chia chưa rõ ràng ảnh hưởng đến thi hành án. Cần điều chỉnh tuyên về diện tích đất được phân chia cụ thể để thuận lợi hơn trong việc chấp hành án. Do có phát sinh tình tiết mới các đương sự thỏa thuận để một phần đất di sản dùng làm lối đi chung nên,

Đề nghị: Áp dụng khoản 1 và khoản 2 Điều và 308 và Điều 300 Bộ luật tố tụng dân sự, xử giữ nguyên án sơ thẩm, không chấp nhận kháng cáo của ông T, bà Th. Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Tại phiên tòa phúc thẩm ông T, bà Th vẫn bảo lưu yêu cầu kháng cáo.

Căn cứ kháng cáo,

Ông T, bà Th cho rằng phần đất tranh chấp ông bà đã được ông Tăng Thành V cho lúc sinh thời, bà Tăng Kim A và Tăng Kim L được cha mẹ cho đất xong, đang sử dụng nên ông bà không đồng ý chia theo yêu cầu của các nguyên đơn.

Phần đất của Tăng Văn Ph đứng tên chủ sử dụng , sau khi ông Ph chết, vợ của ông Ph tự nguyện cho lại cho vợ chồng ông bà canh tác thờ phụng ông Ph nên không phải là di sản quyền sử dụng đất của cụ V, cụ N để lại.

Ông T không đồng ý chia thừa kế cho Tăng Chí L do L trước đây có hỗn ẩu với ông bà nội.

Đối với phần thành quả lao động, ông bà thống nhất không yêu cầu xem xét.

Bà L, bà A không thống nhất với kháng cáo của ông T, bà Th về yêu cầu không chia di sản quyền sử dụng đất của cụ V, cụ N để lại.

Diễn biến tại phiên tòa, nguyên và bị đơn thống nhất thỏa thuận: Ông T, bà Th, bà A, bà L tự nguyện cắt một phần đất di sản có kích thước chiều ngang 3m, chiều dài từ lộ xi măng thuộc hướng nam kéo dài đến phần tiếp giáp phía bắc (tiếp giáp thửa đất số 117), hướng đông tiếp giáp kênh thủy lợi và cắt một phần đất do ông Phúc đứng tên có kích thước ngang 3m tiếp giáp với kênh thủy lợi chạy dài hết thửa đất của ông Ph - hai phần đất này nối liền với nhau tiếp giáp kênh thủy lợi có chiều ngang 3m, chiều dài chung bằng 387,8m, diện tích 839,4m2 dùng làm lối đi chung, phục vụ cho việc cải tạo, khai thác đất.

Việc thỏa thuận của các đương sự nêu trên là tự nguyện và hợp pháp nên công nhận.

[2] Xét kháng cáo, thấy rằng:

Các đương sự thống nhất về quan hệ gia đình của cụ Tăng Thành V và cụ Mai Thị N, về diện tích đất hai cụ đã cho con lúc sinh thời, về diện tích đất còn lại cụ V, cụ N chưa phân chia, hai cụ từ trần không để lại di chúc.

Theo đo đạc thực tế toàn bộ quyền sử dụng đất của cụ V, cụ N quản lý, sử dụng bằng 40.739m2, tọa lạc tại ấp Bình Minh I, xã Trần Hợi, huyện T, tỉnh Cà Mau. Đối trừ với diện tích đất cụ V, cụ N đã cắt chia cho ông Tăng Văn Ph 6.000m2, phần còn lại 34.739m2 thuộc các thửa số 234, 235, 238, 239, 242 tờ bản đồ số 6 (theo bản đồ 299). Năm 2009 cụ V cắt cho Tăng Kim L 3 công (đo đạc thực tế bằng 5.153m2), cho Tăng Kim A 3 công (đo đạc thực tế bằng 5080,3m2), cho Tăng Ngọc T 4 công (đo đạc thực tế bằng 7.069,7m2).

Như vậy, đối trừ quyền sử dụng đất cụ V, cụ N đã cho con, phần đất thuộc kênh thủy lợi, đất cặp kênh thủy lợi các đương sự thỏa thuận để dùng làm lối đi chung thì diện tích quyền sử dụng đất di sản của cụ V, cụ N còn lại để phân chia bằng 15.520,6m2.

Do cụ V, cụ N chết không để lại di chúc nên án sơ thẩm tiến hành chia thừa kế quyền sử dụng di sản theo quy định của pháp luật là đúng nên không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của ông T, bà Th về việc không chia thừa kế cho bà A, bà L.

Cụ V, cụ N có 5 người con, trong đó Tăng Văn Ph đã chết, không có con thừa kế thế vị, Tăng Văn T chết có con là Tăng Chí L. Theo ông T và Luật sư của bị đơn xác định, lúc sinh thời cụ V, cụ N không thừa nhận anh L là đối tượng được hưởng thừa kế của các cụ nên không cắt đất cho như những người khác trong gia đình do anh L có lời nói, thái độ hỗn ẩu với ông bà nội - thực tế anh L không được ông bà Nội cho đất là có thật nhưng việc anh L có hỗn ẩu với ông bà hay không thì chưa có căn cứ chứng minh, và cũng không có cơ sở khác để loại tư cách hưởng thừa kế thế vị của anh L tại vụ kiện này. Do vậy, xác định những người hưởng thừa kế của cụ V, cụ N gồm bốn kỷ phần là bà A, bà L, ông T, anh L.

Ông T là người trực tiếp nuôi dưỡng cha mẹ lúc già yếu và thờ phụng sau khi cha mẹ từ trần nên tiến hành chia di sản quyền sử dụng đất của cụ V, cụ N làm 5 kỷ phần tương ứng 3.104,12m2/1kỷ phần, chia cho bà A, bà L, anh L mỗi người một kỷ phần, ông T được chia 2 kỷ phần.

Ngoài chia đất ruộng để sản xuất, án sơ thẩm chia cho bà L, bà A, anh L đất vườn, đất ở, ông T kháng cáo không đồng ý việc chia thừa kế cho nguyên đơn nên cấp phúc thẩm chỉ xem xét việc chia thừa kế có căn cứ hay không, không xem xét việc phân chia đất ruộng, vườn, đất ở mà án sơ thẩm đã xử lý.

Về vị trí nhà ở của bà A, bà L trên phần đất di sản của cụ V - Tại Tòa bà L, bà A thống nhất việc phân chia đất có thể lệch với vị trí nhà ở hiện hữu, nếu có sai lệch các nguyên đơn sẽ tự thỏa thuận hoán đổi hoặc tự bỏ chi phí di dời.

Phần thành quả lao động trên đất các đương sự xác định người nhận thừa kế phần đất có vị trí ở đâu thì được hưởng hoa lợi có sẵn ở đó, không xem xét trách nhiệm thanh toán thành quả lao động trước đó người khác đầu tư.

Do các đương sự được cha mẹ cho trước đó nên điều chỉnh nhập chung với đất nhận thừa kế để thuận lợi cho quản lý, sản xuất, cụ thể việc phân chia như sau:

1/ Bà Tăng Kim A được chia 3.104,12m2, trong đó:

Vị trí, diện tích đất vườn, đất ở:

Hướng bắc tiếp giáp thửa đất của Tăng Văn Ph dài 23m

Hướng nam tiếp giáp lộ xi măng nông thôn dài 23 m

Hướng đông tiếp giáp với phần đất làm lối đi chung để xe cơ giới vào ruộng dài 60,84m.

Hướng tây tiếp giáp đất anh Tăng Chí L được chia kéo dài từ lộ xi măng đến tiếp giáp đất Tăng Văn Ph dài 71,1 m.

Diện tích bằng 1.517,3m2

Đối trừ đất ở, đất vườn đã nhận, diện tích đất ruộng bà A nhận thừa kế bằng 1.586,82 m2 cộng chung với diện tích đất ruộng cụ V, cụ N đã cho bà A trước đó, diện tích đất ruộng chung của bà A bằng 6.667,12 m2, điều chỉnh vị trí đất ruộng bà A quản lý sử dụng như sau:

Hướng bắc tiếp giáp thửa đất số 117 của bản đồ địa chính dài 94,88m

Hướng nam tiếp đất bà Tăng Kim L được chia dài 83,18m

Hướng đông tiếp giáp với phần đất di sản còn lại làm lối đi chung cho các thừa kế.

Hướng tây tiếp giáp thửa đất số 314.

2/ Anh Tăng Chí L được chia 3.104,12 m2, gồm đất ở, vườn và đất ruộng có vị trí cụ thể như sau:

Đất vườn:

Hướng bắc tiếp giáp thửa đất của Tăng Văn Ph dài 10m

Hướng nam tiếp giáp lộ xi măng nông thôn dài 10m

Hướng đông tiếp giáp với phần đất bà Tăng Kim A được chia dài 71,1m.

Hướng tây tiếp giáp đất còn lại chia cho Tăng Kim L được chia dài 75,42m.

Diện tích 732,6m2

Đối trừ đất vườn, đất ở, diện tích đất ruộng anh L nhận thừa kế có vị trí:

Hướng bắc tiếp giáp phần đất bà Tăng Kim L được chia dài 83,18m Hướng nam tiếp giáp đất ông Tăng Ngọc Tâm được chia 83,18m.

Hướng đông tiếp giáp với phần đất di sản còn lại làm lối đi chung cho các thừa kế.

Hướng tây tiếp giáp thửa đất số 314.

Diện tích 2.371,52 m2.

3/ Bà Tăng Kim L được chia 3.104,12m2, gồm:

Vị trí, diện tích đất vườn, đất ở:

Hướng bắc tiếp giáp thửa đất của Tăng Văn Ph dài 15m

Hướng nam tiếp giáp lộ xi măng nông thôn dài 15m

Hướng đông tiếp giáp với phần đất anh Tăng Chí L dài 75,42m.

Hướng tây tiếp giáp đất còn lại chia cho Tăng Ngọc T được chia dài 81,2 m.

Diện tích bằng 1.174,05m2

Đối trừ đất vườn, đất ở thì đất ruộng bà L nhận thừa kế có diện tích bằng 1930,07 m2 cộng với diện tích đất ruộng được cho trước 5.080,3m2 bà L làm chủ sử dụng 7.010,37m2, vị trí:

Hướng bắc tiếp giáp phần đất bà Tăng Kim A được chia dài 83,18m

Hướng nam tiếp giáp đất anh Tăng Chí L được chia 83,18m

Hướng đông tiếp giáp với phần đất di sản còn lại làm lối đi chung cho các thừa kế.

Hướng tây tiếp giáp thửa đất số 314.

Ông Tăng Ngọc T được chia 6.208,24m2, trong đó đất vườn, đất ở có vị trí, kích thước, diện tích như sau:

Hướng bắc tiếp giáp thửa đất di sản còn lại dài 41,87m

Hướng nam tiếp giáp lộ xi măng nông thôn dài 51,37m

Hướng đông tiếp giáp với phần đất chia cho Tăng Kim L dài 81,2m.

Hướng tây tiếp giáp thửa đất số 313 trên bản đồ địa chính dài 93,8m

Diện tích bằng 4.079,25m2

Đối trừ đất vườn, đất ở thì đất ruộng ông T nhận thừa kế có diện tích bằng 2.128,99 m2 cộng với diện tích đất ruộng được cho trước 7.069,7 m2 ông T làm chủ sử dụng 9.198,69 m2, vị trí:

Hướng bắc tiếp giáp thửa đất Tăng Chí L được chia dài 83,18m

Hướng nam tiếp đất Tăng Văn Ph và đất vườn ông Tăng Ngọc T được chia dài 41,87 m

Hướng đông tiếp giáp với phần đất di sản còn lại làm lối đi chung cho các thừa kế.

Hướng tây tiếp giáp thửa đất số 314.

Việc phân chia di sản quyền sử dụng đất nêu trên có điều chỉnh vị trí đất ruộng bà A, bà L, ông T được cụ V, cụ N cho trước đó để tạo thuận lợi cho các đương sự quản lý, sản xuất và dựa vào sơ đồ, kết quả đo đạc của Chi nhánh văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện T để định vị vị trí thích hợp, phù hợp với lợi ích của các đương sự như đã nêu trên. Việc xác định diện tích đất ở, đất vườn, đất ruộng các đương sự là không thay đổi, tuy nhiên về xác định kích thước tứ cận có thể gặp sai số, do đó quá trình thi hành án cơ quan chuyên môn có thể đo đạc lại điều chỉnh số đo để định vị cho chính xác với diện tích quyền sử dụng các đương sự được nhận.

Phần đất thuộc kênh thủy lợi có diện tích 1.102m2 dùng làm đường dẫn nước và phần đất có kích thước ngang 3m dài bằng 387,8m diện tích 839,4m2 dùng làm lối đi tiếp giáp kênh thủy lợi - Hai phần đất này bà A, bà L, ông T, bà Th thỏa thuận làm tài sản chung nên các đương sự cùng có quyền và nghĩa vụ khai thác quản lý chung và tiến hành đăng ký theo quy định chung của Nhà nước.

Án phí: Tính giá trị bình quân 01m2 do nhà nước quy định để làm cơ sở xác định trách nhiệm của đương sự.

Án phí dân sự sơ thẩm: Bà Tăng Kim A phải chịu 3.104.000 đồng, bà A có dự nộp 4.850.000 đồng tại biên lai thu số 0007387 ngày 11/10/2017 đối trừ, bà A được nhận lại 1.746.000 đồng. Bà Tăng Kim L phải chịu 3.104.000 đồng, bà L có dự nộp 4.850.000 đồng tại biên lai thu số 0007385 ngày 11/10/2017 đối trừ, bà L được nhận lại 1.746.000 đồng. Ông Tăng Chí L phải chịu 3.104.000 đồng, có dự nộp 4.850.000 đồng tại biên lai thu số 0007386 ngày 11/10/2017 đối trừ, ông Linh được nhận lại 1.746.000 đồng. Ông T phải chịu 6.208.000 đồng, ông T Chưa nộp.

Án phí phúc thẩm: Do sửa một phần án sơ thẩm nên ông T, bà Th không phải chịu án phí phúc thẩm.

Bà A phải chịu chi phí đo đạc, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản 1.374.500 đồng, bà L phải chịu chi phí đo đạc, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản 1.374.500 đồng, anh L phải chịu chi phí đo đạc, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản 1.374.500 đồng, ông T và bà Th phải chịu chi phí thẩm định, định giá tài sản 1.374.500 đồng. Bà A đã nộp toàn bộ chi phí đo đạc nên bà L hoàn trả cho bà A số tiền 1.374.500 đồng, anh L hoàn trả cho bà A số tiền 1.374.500 đồng, ông T và bà Th hoàn trả cho bà A số tiền 1.374.500 đồng tại chi cục thi hành án dân sự huyện T.

Lệ phí thẩm định phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm bằng 2.000.000 đồng, bà A, bà L, anh L, ông T mỗi người phải chịu 500.000 đồng. Ông T đã thanh toán xong nên các đương sự anh L, bà L, bà A mỗi người phải nộp 500.000 đồng hoàn lại cho ông T tại cơ quan thi hành án huyện T.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 1 và khoản 2 Điều và 308 và Điều 300 Bộ luật Tố tụng dân sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Tòa án.

Không chấp nhận kháng cáo của ông Tăng Văn T và bà Trương Thị Th

Công nhận thỏa thuận của các đương sự để lại phần đất tiếp giáp kênh thủy lợi dùng làm lối đi chung, phục vụ cho việc khai thác đất.

Sửa bản án dân sự sơ thẩm số 88A/2018/DS-ST ngày 15/10/2018 của Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Cà Mau.

Tuyên xử:

Chấp nhận khởi kiện của các đồng nguyên đơn kiện chia thừa kế quyền sử dụng đất của cụ Tăng Thành V, Mai Thị N

Ông Tăng Ngọc T, bà Trương Thị Th là người đang quản lý di sản quyền sử dụng đất di sản của cụ Tăng Thành V, Mai Thị N có trách nhiệm giao quyền sử dụng đất di sản của cụ V, cụ Mai cho những người được nhận thừa kế của hai cụ, Do các đương sự được cha mẹ cho một phần quyền sử dụng trước đó nên điều chỉnh nhập chung với đất nhận thừa kế để thuận lợi cho quản lý, sản xuất, việc phân chia như sau:

1/ Bà Tăng Kim A được chia 3.104,12m2, trong đó:

Vị trí, diện tích đất vườn, đất ở:

Hướng bắc tiếp giáp thửa đất của Tăng Văn Ph dài 23 m

Hướng nam tiếp giáp lộ xi măng nông thôn dài 23m

Hướng đông tiếp giáp với phần đất làm lối đi chung để xe cơ giới vào ruộng dài 60,84m.

Hướng tây tiếp giáp đất anh Tăng Chí L được chia kéo dài từ lộ xi măng đến tiếp giáp đất Tăng Văn Ph dài 71,1m.

Diện tích bằng 1.517,3 m2

Đối trừ đất ở, đất vườn, diện tích đất ruộng bà A nhận thừa kế bằng 1.586,82 m2 cộng chung với diện tích đất ruộng cụ V, cụ N đã cho bà A trước đó, diện tích đất ruộng chung của bà A bằng 6.667,12 m2, vị trí đất ruộng bà A quản lý sử dụng như sau:

Hướng bắc tiếp giáp thửa đất số 117 của bản đồ địa chính dài 94,88m

Hướng nam tiếp đất bà Tăng Kim L được chia dài 83,18m

Hướng đông tiếp giáp với phần đất di sản còn lại làm lối đi chung cho các thừa kế.

Hướng tây tiếp giáp thửa đất số 314.

2/ Anh Tăng Chí L được chia 3.104,12 m2, gồm đất ở, vườn và đất ruộng có vị trí:

Đất vườn:

Hướng bắc tiếp giáp thửa đất của Tăng Văn Ph dài 10m

Hướng nam tiếp giáp lộ xi măng nông thôn dài 10m

Hướng đông tiếp giáp với phần đất bà Tăng Kim A được chia dài 71,1m.

Hướng tây tiếp giáp đất còn lại chia cho Tăng Kim L được chia kéo dài 75,42m.

Diện tích 732,6m2

Đối trừ đất vườn, đất ở diện tích đất ruộng anh L nhận thừa kế có vị trí:

Hướng bắc tiếp giáp phần đất bà Tăng Kim L được chia dài 83,18m

Hướng nam tiếp giáp đất ông Tăng Ngọc Tâm được chia 83,18m.

Hướng đông tiếp giáp với phần đất di sản còn lại làm lối đi chung cho các thừa kế.

Hướng tây tiếp giáp thửa đất số 314.

Diện tích 2.371,52 m2.

3/ Bà Tăng Kim L được chia 3.104,12m2, trong đó:

Vị trí, diện tích đất vườn, đất ở:

Hướng bắc tiếp giáp thửa đất của Tăng Văn Ph dài 15m

Hướng nam tiếp giáp lộ xi măng nông thôn dài 15m

Hướng đông tiếp giáp với phần đất anh Tăng Chí L dài 75,42m.

Hướng tây tiếp giáp đất còn lại chia cho Tăng Ngọc T được chia dài 81,2 m.

Diện tích bằng 1.174,05 m2

Đối trừ đất vườn, đất ở thì đất ruộng bà L nhận thừa kế có diện tích bằng 1930,07 m2 cộng với diện tích đất ruộng được cho trước 5.080,3m2 bà L làm chủ sử dụng 7.010,37m2, vị trí:

Hướng bắc tiếp giáp phần đất bà Tăng Kim A được chia dài 83,18m

Hướng nam tiếp giáp đất anh Tăng Chí L được chia 83,18m

Hướng đông tiếp giáp với phần đất di sản còn lại làm lối đi chung cho các thừa kế.

Hướng tây tiếp giáp thửa đất số 314.

Ông Tăng Ngọc T được chia 6.208,24m2, trong đó đất vườn, đất ở có vị trí, kích thước, diện tích như sau:

Hướng bắc tiếp giáp thửa đất di sản còn lại dài 41,87 m

Hướng nam tiếp giáp lộ xi măng nông thôn dài 51,37 m

Hướng đông tiếp giáp với phần đất chia cho Tăng Kim L dài 81,2 m.

Hướng tây tiếp giáp thửa đất số 313 trên bản đồ địa chính dài 93,8 m

Diện tích bằng 4.079,25 m2

Đối trừ đất vườn, đất ở thì đất ruộng ông T nhận thừa kế có diện tích bằng 2.128,99 m2 cộng với diện tích đất ruộng được cho trước 7.069,7 m2 ông T làm chủ sử dụng 9.198,69 m2, vị trí:

Hướng bắc tiếp giáp thửa đất Tăng Chí L được chia dài 83,18m

Hướng nam tiếp đất Tăng Văn Ph và đất vườn ông Tăng Ngọc T được chia dài 41,87 m

Hướng đông tiếp giáp với phần đất di sản còn lại làm lối đi chung cho các thừa kế.

Hướng tây tiếp giáp thửa đất số 314.

(Có sơ đồ đo đạc kèm theo)

Công nhận tự nguyện thỏa thuận của các đương sự như sau:

Ông T, bà Th, bà A, bà L, tự nguyện cắt một phần đất di sản có kích thước chiều ngang 3m, chiều dài từ lộ xi măng thuộc hướng nam kéo dài đến phần tiếp giáp phía bắc thuộc thửa số 117 của bản đồ địa chính, hướng đông tiếp giáp kênh thủy lợi (trừ phần đất của ông Ph) và ông T, bà Th tự nguyện cắt một phần đất do ông Ph đứng tên có kích thước ngang 3m tiếp giáp với kênh thủy lợi chạy dài hết thửa đất của ông Ph.

Hai phần đất các đương sự thỏa thuận cắt nêu trên nối liền với nhau tiếp giáp kênh thủy lợi có chiều ngang 3m, chiều dài chung bằng 387,8m, diện tích tương ứng 1.163,4m2 dùng làm lối đi chung, phục vụ cho việc điều chuyển xe cơ giới vận hành vào từng khu đất nông nghiệp của các đương sự để cải tạo, khai thác đất.

Các đương sự gồm ông T, bà Th, bà A, bà L, anh L cùng có quyền và nghĩa vụ khai thác, quản lý chung và tiến hành đăng ký theo quy định chung của Nhà nước.

2/ Án phí dân sự sơ thẩm:

Bà Tăng Kim A phải chịu 3.104.000 đồng, bà A có dự nộp 4.850.000 đồng tại biên lai thu số 0007387 ngày 11/10/2017 đối trừ, bà A được nhận lại 1.746.000 đồng.

Bà Tăng Kim L phải chịu 3.104.000 đồng, bà L có dự nộp 4.850.000 đồng tại biên lai thu số 0007385 ngày 11/10/2017 đối trừ, bà L được nhận lại 1.746.000 đồng.

Anh Tăng Chí L phải chịu 3.104.000 đồng, có dự nộp 4.850.000 đồng tại biên lai thu số 0007386 ngày 11/10/2017 đối trừ, anh L được nhận lại 1.746.000 đồng

Ông T phải chịu 6.208.000 đồng, ông T Chưa nộp.

Bà A, bà L, anh L và ông T phải chịu chi phí đo đạc, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản mỗi người bằng 1.374.500 đồng. Bà A đã nộp toàn bộ số tiền trên; bà L, anh L, ông T mỗi người phải hoàn trả cho bà A số tiền 1.374.500 đồng và chi phí thẩm định bổ sung mỗi người bằng 500.000 đồng, ông T đã thanh toán xong nên bà A, bà L, anh L mỗi người phải thanh toán 500.000 đồng lại cho ông T tại cơ quan thi hành án huyện T

Án phí phúc thẩm: Ông T, bà Th mỗi người phải chịu 300.000 đồng. Ngày 30/10/2018 ông T đã dự nộp 300.000 đồng theo lai thu số 0008861, bà Th đã dự nộp 300.000 đồng theo lai thu số 0008862 tại chi cục thi hành án dân sự huyện T được chuyển thu.

Bản án này là phúc thẩm có hiệu lực thi hành.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

428
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 124/2019/DS-PT ngày 25/04/2019 về tranh chấp chia thừa kế

Số hiệu:124/2019/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Cà Mau
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 25/04/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về