Bản án 156/2018/HS-PT ngày 07/08/2018 về tội cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

BẢN ÁN 156/2018/HS-PT NGÀY 07/08/2018 VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH VÀ GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Trong các ngày 12 tháng 7 và 07 tháng 8 năm 2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số: 85/2017/TLPT-HS ngày 02 tháng 5 năm 2018 đối với các bị cáo Đặng Đức T và Tạ Thị G do có kháng cáo của các bị cáo đối với Bản án hình sự sơ thẩm số: 04/2018/HS-ST ngày 20/03/2018 của Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh Kiên Giang.

- Các bị cáo có kháng cáo:

1. Đặng Đức T, sinh năm 1955, tại X, G; Nơi ĐKTT và chỗ ở hiện nay: Tổ 13, ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang; nghề nghiệp: làm ruộng; trình độ văn hóa: 4/12; dân tộc: Kinh; giới tính: nam; tôn giáo: không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Đặng Văn T (chết) và bà Bùi Thị Đ (chết); có vợ là Tạ Thị G, sinh năm 1957 và 03 người con (lớn nhất sinh năm 1984; nhỏ nhất sinh năm 1992); tiền án, tiền sự: không; bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 05/10/2011 đến ngày 21/11/2011 được thay đổi bằng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.

2. Tạ Thị G, sinh năm 1957, tại xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang; nơi ĐKTT và chỗ ở hiện nay: Tổ 13, ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang; nghề nghiệp: làm ruộng; trình độ văn hóa: 5/12; dân tộc: Kinh; giới tính; nữ; tôn giáo: không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Tạ Văn S (chết) và bà Phan Thị X (chết); có chồng là Đặng Đức T, sinh năm 1955 và 03 người con (lớn nhất sinh năm 1984; nhỏ nhất sinh năm 1992); tiền án, tiền sự: không; lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.

Các bị cáo có mặt tại phiên tòa.

- Người bào chữa cho các bị cáo:

1. Bào chữa cho bị cáo Tạ Thị G: Bà Trần Thị Phương M - Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Kiên Giang (có mặt).

2. Bào chữa cho bị cáo Đặng Đức T: Luật sư Nguyễn Văn B - Văn phòng Luật sư Hùng Anh, thuộc Đoàn luật sư tỉnh Kiên Giang (có mặt).

- Người bị hại:

1- Lê Thành T1, sinh năm 1960;

Trú tại: ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

2- Đỗ Thị K, sinh năm 1958;

Hộ khẩu thường trú: ấp H, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

Chỗ ở hiện nay: ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

3- Sơn Thị Su R, sinh năm 1950;

Trú tại: ấp H, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

4- Lê Chí Cường E, sinh năm 1997;

Hộ khẩu thường trú: ấp H, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang

Chỗ ở hiện nay: ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1- Đặng Tài L, sinh năm 1984;

Trú tại: ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

2- Tạ Văn D, sinh năm 1957;

Trú tại: ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

3- Đặng Nhiều P, sinh năm 1992;

Trú tại: ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

- Người làm chứng:

1- Phan Thị Thúy V, sinh năm 1980;

Trú tại: ấp H, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

2- Nguyễn Thị R, sinh năm 1988;

Trú tại: ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

3- Nguyễn Văn Q, sinh năm 1988;

Trú tại: ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

4- Lê Chí C, sinh năm 1987;

Hộ khẩu thường trú: ấp H, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

Chỗ ở hiện nay: ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

5- Phan Hữu T, sinh năm 1981;

Trú tại: ấp H, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang

6- Nguyễn Văn Th, sinh năm 1979;

Trú tại: ấp H, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang

7- Đỗ Thị T, sinh năm 1956;

Trú tại: ấp H, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang

8- Lê Văn T, sinh năm 1990;

Trú tại: ấp H, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang

9- Lê Hồng T, sinh năm 1984;

Trú tại: ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

10- Quách Thị Thu T, sinh năm 1964;

Trú tại: ấp M, xã Đ, huyện S, tỉnh An Giang

11- Trần Văn T, sinh năm 1977;

Trú tại: ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

12- Nguyễn Văn H, sinh năm 1971;

Trú tại: ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

13- Phan Thị Ánh N, sinh năm 1978;

HKTT tại: ấp H, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang

Tạm trú tại: 137 C, Thành Phố G, tỉnh Kiên Giang

14- Phan Vi T, sinh năm 1988;

Trú tại: ấp H, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang

15- Nguyễn Văn H, sinh năm 1985;

Trú tại: số 608, Khu phố 2, phường T, thành phố G, tỉnh Kiên Giang.

16- Nguyễn Thanh T, sinh năm 1970;

Trú tại: ấp L, xã T , huyện H, tỉnh Kiên Giang

17- Phạm Văn M, sinh năm 1982;

Trú tại: ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

18- Võ Thanh L, sinh năm 1991;

Trú tại: ấp P, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang

19- Nguyễn Văn S, sinh năm 1978;

Trú tại: ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

20- Phạm Văn B, sinh năm 1982;

Trú tại: ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

21- Bùi Thị Ngọc Q, sinh năm 1994;

Trú tại: ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

22- Nguyễn Văn H, sinh năm 1947;

Trú tại: ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

23- Võ Văn B, sinh năm 1988;

Trú tại: tổ 2, ấp H, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang

24- Nguyễn Minh T, sinh năm 1986;

Trú tại: ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

25- Nguyễn Văn S, sinh năm 1969;

Trú tại: ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

26- Phạm Thị H, sinh năm 1985;

Trú tại: ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

27- Phan Hùng V, sinh năm 1989;

Trú tại: ấp H, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang

28- Nguyễn Hồng T, sinh năm 1980;

Trú tại: ấp P, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang

29- Huỳnh Thị Kim Q, sinh năm 1976;

Trú tại: ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

30- Huỳnh Thị M, sinh năm 1960;

Trú tại: ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

31- Nguyễn Văn S, sinh năm 1962;

Trú tại: ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

32- Hồ Thị Thúy A, sinh năm 1986;

Trú tại: ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

33- Nguyễn Văn D, sinh năm 1986;

Trú tại: ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

34- Đặng Văn T, sinh năm 1973;

Trú tại: ấp H, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang

35- Nguyễn Thị P, sinh năm 1954;

Trú tại: ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

36- Lê Văn U, sinh năm 1970;

Trú tại: ấp H, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang

37- Nguyễn Văn Tr, sinh năm 1991;

Trú tại: 443 khu phố 2, phường T, TP. G, tỉnh Kiên Giang.

38- Nguyễn Văn T, sinh năm 1987;

Trú tại: ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang.

39- Tạ Thanh T, sinh năm 1992;

Trú tại: ấp T, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang

40- Võ Ngọc A, sinh năm 1981;

Trú tại: ấp P, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang

41- Trần Quốc D, sinh năm 1973;

Trú tại: số 665, ấp T, xã T, thành phố G, tỉnh Kiên Giang.

(Tất cả người bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng đều vắng mặt).

- Người giám định: ông Ngô Phước T, Giám định viên của Trung tâm giám định pháp y tỉnh Kiên Giang (có mặt).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Vào đêm ngày 04 tháng 10 năm 2011, gia đình ông Lê Thành T1 trú tại ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang có tổ chức nhóm họ để đám cưới cho con trai tên Lê Chí C. Đến dự nhóm họ còn có một số thanh niên ở địa danh Cống nước ngọt thuộc địa bàn phường T, thành phố G, tỉnh Kiên Giang và trong số đó có Nguyễn Định P, sinh năm 1992 và Nguyễn Vũ L, sinh năm 1990 cùng đăng ký thường trú tại khu phố 2, phường T, thành phố G, tỉnh Kiên Giang.

Nguyễn Văn Q và Đặng Nhiều P dù không được mời nhưng vẫn đến dự nhóm họ và ngồi uống nước tại quán của chị Nguyễn Thị R sinh năm 1988 là chị bà con của P ở gần đó. Do có mâu thuẫn từ trước với L và P nên đã xảy ra sự việc đánh nhau giữa Nguyễn Văn Q và Đặng Nhiều P với L, P và một số người khác cũng ở Cống nước ngọt đến. Khi thấy Q đánh nhau và vì có mối quan hệ bà con và là anh của Q nên anh Nguyễn Minh T đã ra nắm cổ áo của Q không cho đánh nhau nữa thì bị vật sắc nhọn đâm vào người gây thương tích, sau khi bị thương, anh T bỏ đi về nhà và được đưa đi cấp cứu.

Nhìn thấy P và Q đánh nhau với một số thanh niên nên chị Nguyễn Thị R liền điện thoại cho Tạ Thị G là mẹ ruột của P thông báo là P đánh nhau. Nhận được tin báo, bà Tạ Thị G, ông Đặng Đức T (cha ruột của P) và Đặng Tài L (anh ruột của P) từ nhà chạy ra chỗ đám cưới bằng xe mô tô, khi đi L mang theo một con dao dâu và một cây phảng. Khi chạy tới chỗ đám cưới thì gặp P, nhìn thấy L cầm hung khí nêu trên, P liền giật lấy con dao trên tay L và xông vào trong đám cưới để chém trả thù vì cho rằng những người ở Cống nước ngọt đang dự đám cưới đã đánh P và Q. Cũng với ý định trên, L cầm cây phảng xông vào cùng với P, ông T cầm một cây tre cùng bà G cũng xông vào theo sau.

Trong lúc này, khi nghe P và L đánh nhau với người khác, Tạ Văn D (cậu ruột của P) cũng đi đến, thấy gần đó có một đống lúa, D nhặt một cục đá loại 4 x 6 và một cục gạch ống dùng để chặn bạt che lúa làm hung khí và cũng xông vào trong đám cưới cùng những người nêu trên.

Những người dự đám cưới bỏ chạy tán loạn, do là chủ nhà nên ông Lê Thành T1 cùng người thân ra can. Ông T1 năn nỉ ông T nhưng ông T không nghe mà còn nói: “thằng già này can đánh chết mẹ thằng già này luôn” và ngay sau đó dùng cây tre đánh ông T1 nhiều cái. Khi bị đánh, ông T1 dùng tay đỡ thì bị ông D dùng cục gạch đập trúng vào trán làm cho ông T1 bị thương ngã xuống đất.

Trong lúc ngăn cản, chị N thấy người nhà bị tấn công quyết liệt ra cản đường thì bị bà G dùng ghế ném vào những người ra ngăn cản và ném trúng chị N, chị N bỏ chạy.

Khi thấy L tấn công tới cửa nhà, bà Đỗ Thị K (vợ ông T1) ra năn nỉ thì bị L chém vào vai phải gây thương tích, còn bà Sơn Thị Su R ra đóng cửa thì bị L chém gây thương tích. Lê Chí Cường E bị L chém trúng vào tay gây thương tích.

* Tại bản kết luận giám định pháp Y về thương tích số 434.PY/2012/Th.T, ngày 21/11/2011 và bản kết luận giám định pháp Y bổ sung số 60.PY/2012/Th.T, ngày 11/06/2012 của Trung tâm pháp Y tỉnh Kiên Giang đối với thương tích của ông Lê Chí Cường E kết luận:

(1) Dấu hiệu chính qua giám định: Vết thương bàn tay phải gãy xương đốt bàn ngón 2,3, đốt gần ngón 4, đứt gân gấp duỗi ngón 2, 3, 4 đã được phẫu thuật kết hợp xương, khâu nối gân duỗi ngón 2, 3, 4. Hiện nay tại ngón 2, 3, 4 đang được cố định bằng đinh Kirscgner, ngón 2, 3, 4 ở tư thế thẳng, bàn tay phù nề dạng thiểu dưỡng, teo các cơ gian cốt mu tay; Vết thương phần mềm mặt lưng ngón 5 bàn tay phải đã được điều trị ổn.

(2) Sức khỏe bị giảm do thương tích gây nên hiện tại là: 21% (hai mươi mốt phần trăm).

(3) Vật gây thương tích: Vật sắc.

- Thương tích gây nên hạn chế chức năng vận động bàn tay phải mức độ vừa.

*Tại bản kết luận giám định pháp Y về thương tích số 387.PY/2011/Th.T, ngày 17/11/2011 và các kết luận giám định pháp Y bổ sung số 65.PY/2013/Th.T, ngày 14/6/2013; số 13.PY/2014/Th.T, ngày 03/3/2014 và của Trung tâm pháp Y tỉnh Kiên Giang đối với thương tích của ông Lê Thành T1 kết luận:

(1) Dấu hiệu chính qua giám định:

- Vết thương phần mềm vùng trán phải, hiện để lại sẹo nông mờ; Chấn thương phần mềm cánh tay phải, cẳng tay phải và cẳng tay trái. Hiện tại còn bầm tím và đau.

- Thương tích: Cẳng tay trái:

+ Mặt trước trong ½ trên có mảng bầm tụ máu màu tím đỏ kích thước 14 x 5 cm, sờ đau thốn.

+ Mặt sau 2/3 dưới có mảng bầm tụ máu màu tím đỏ kích thước 10 x 3,5 cm, sờ đau thốn.

- Mặt trước 1/3 giữa cánh tay phải có vết bầm tụ máu kích thước 3 x 2,5 cm, sờ đau thốn.

- Mặt sau 1/3 dưới cẳng tay phải có vết bầm tụ máu màu tím đỏ kích thước 2 x 3,5 cm, sờ không đau.

(2) Sức khỏe bị giảm do thương tích gây nên hiện tại:

- Vùng trán phải là: 02% (hai phần trăm)

- Cánh tay phải, cẳng tay phải và cẳng tay trái là: 08% (tám phần trăm) Trong đó: (mặt trước trong ½ trên cẳng tay trái là: 08% (tám phần trăm), mặt sau 2/3 dưới cẳng tay trái là: 08% (tám phần trăm), mặt trước 1/3 giữa cánh tay phải là: 08% (tám phần trăm), mặt sau 1/3 dưới cẳng tay phải là: 1% (tám phần trăm).

(3) Vật gây thương tích:

+ Thương tích ở vùng trán phải: Vật tày có cạnh.

+ Thương tích ở cánh tay phải, cẳng tay phải và cẳng tay trái: Vật tày diện giới hạn.

* Tại bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 391.PY/2011/Th.T, ngày 21/11/2011 của Trung tâm pháp Y tỉnh Kiên Giang đối với thương tích của bà Sơn Thị Su R kết luận:

(1) Dấu hiệu chính qua giám định: Vết thương phần mềm vùng đỉnh phải, hiện còn đóng mày, phù nề và đau.

(2) Sức khỏe bị giảm do thương tích gây nên hiện tại là: 08% (tám phần trăm)

(3) Vật gây thương tích: Vật sắc.

* Tại bản kết luận giám định pháp Y về thương tích số 432 .PY/2011/Th.T, ngày 28/12/2011 của Trung tâm pháp Y tỉnh Kiên Giang đối với thương tích của bà Đỗ Thị K kết luận:

(1) Dấu hiệu chính qua giám định: Vết thương phần mềm vùng vai phải đã được điều trị ổn.

(2) Sức khỏe bị giảm do thương tích gây nên hiện tại là: 08% (tám phần trăm).

(3) Vật gây thương tích: Vật sắc.

Trong vụ án này còn có Lê Chí C, Phan Hữu T, Phan Vi T, Nguyễn Minh T, Nguyễn Văn Q là những người bị gây thương tích nhưng trong quá trình điều tra chưa đủ chứng cứ chứng minh ai là hung thủ gây thương tích cho những người này nên cơ quan điều tra tiếp tục điều tra xử lý sau.

* Về trách nhiệm dân sự các bị hại yêu cầu như sau:

1. Sơn Thị Su R có đơn và đề nghị bồi thường tổng số tiền là 3.053.000đ (ba triệu không trăm năm mươi ba ngàn đồng)

2. Lê Thành T1 có đơn và đề nghị bồi thường tổng số tiền là 17.693.018đ (mười bảy triệu sáu trăm chín mươi ba ngàn không trăm mười tám đồng)

3. Đỗ Thị K có đơn và đề nghị bồi thường tổng số tiền là 6.497.814đ (sáu triệu bốn trăm chín mươi bảy ngàn tám trăm mười bốn đồng)

4. Lê Chí Cường E có đơn và đề nghị bồi thường thêm tại phiên tòa tổng số tiền là 135.050.788đ (một trăm ba mươi lăm triệu không trăm năm mươi nghìn bảy trăm tám mươi tám đồng).

Đối với bị cáo Tạ Văn D đã nộp 3.000.000đ bồi thường cho ông Lê Thành T1 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện H, tỉnh Kiên Giang theo biên lai thu số 06426, ngày 01 tháng 34 năm 2013 để khắc phục hậu quả.

Tại Bản án sơ thẩm số: 04/2018/HS-ST ngày 20/3/2018 của Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh Kiên Giang:

1. Tuyên bố các bị cáo: Đặng Đức T phạm tội “Cố ý gây thương tích”; Tạ Thị G phạm tội “Gây rối trật tự công cộng”.

2. Về hình phạt:

- Áp dụng: điểm a khoản 1 Điều 104, điểm h khoản 1, 2 Điều 46 và Điều 60 của Bộ luật hình sự; Nghị quyết số 41/2017/QH14, ngày 20 tháng 6 năm2017 của Quốc hội, xử phạt bị cáo: Đặng Đức T 06 (sáu) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 12 (mười hai) tháng, tính từ ngày  20/4/2016 trở đi.

Giao bị cáo Đặng Đức T cho Ủy ban nhân dân xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang quản lý, giám sát và giáo dục trong thời gian chấp hành án.

- Áp dụng: khoản 1 Điều 245, điểm h khoản 1, 2 Điều 46 và Điều 60 của Bộ luật hình sự; Nghị quyết số 41/2017/QH14, ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội, xử phạt bị cáo: Tạ Thị G 06 (sáu) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 12 (mười hai) tháng, tính từ ngày 20/4/2016 trở đi.

Giao bị cáo Tạ Thị G cho Ủy ban nhân dân xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang quản lý, giám sát và giáo dục trong thời gian chấp hành án.

3. Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng vào Điều 48 của Bộ luật hình sự; Điều 589, Điều 590 của Bộ luật dân sự;

- Buộc 02 bị cáo: Đặng Đức T; Tạ Thị G và 03 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm: Đặng Tài L, Tạ Văn D và Đặng Nhiều P phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản cho ông Lê Thành T1 tổng số tiền 16.500.018đ, làm tròn 16.500.000đ (Mười sáu triệu năm trăm nghìn đồng), trong đó: Đặng Đức T bồi thường 3.300.000đ (Ba triệu ba trăm nghìn đồng); Tạ Thị G bồi thường 3.300.000đ (Ba triệu ba trăm nghìn đồng); Đặng Tài L bồi thường 3.300.000đ (Ba triệu ba trăm nghìn đồng); Tạ Văn D bồi thường 3.300.000đ (Ba triệu ba trăm nghìn đồng) và Đặng Nhiều P bồi thường 3.300.000đ (Ba triệu ba trăm nghìn đồng).

- Xử buộc bị cáo Đặng Đức T, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Tạ Văn D phải có trách nhiệm bồi thường tiền điều trị thương tích cho ông Lê Thành T1 tổng số tiền là 1.193.000đ (Một triệu một trăm chín mươi ba nghìn đồng), trong đó Đặng Đức T bồi thường 596.500đ (năm trăm chín mươi sáu nghìn năm trăm đồng); Tạ Văn D bồi thường 596.500đ (năm trăm chín mươi sáu nghìn năm trăm đồng).

Ngoài ra bản án sơ thẩm còn tuyên về án phí và báo quyền kháng cáo theo luật định.

Riêng đối với Tạ Văn D đã bị Tòa án nhân dân xét xử về tội “Cố ý gây thương tích” với mức hình phạt 06 (sáu) tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Đặng Nhiều P bị xét xử về tội “Gây rối trật tự công cộng” với mức hình phạt 09 (chín) tháng tù nhưng cho hưởng án treo bằng bản án hình sự sơ thẩm số 12/2016/HSST ngày 20/4/2016 của Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh Kiên Giang đã có hiệu lực thi hành. 

Đặng Tài L bị xét xử về tội “Cố ý gây thương tích” với mức hình phạt 24 tháng tù bằng bản án hình sự phúc thẩm số 173/2016/HSPT ngày 16/8/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang đã có hiệu lực thi hành.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 03/4/2018, các bị cáo Đặng Đức T, Tạ Thị G kháng cáo yêu cầu xét xử lại bản án hình sự sơ thẩm vì cho rằng các bị cáo không có tội và không đồng ý bồi thường thiệt hại cho ông Lê Thành T1.

Tại phiên tòa, vị đại diện Viện Kiểm sát xác định đơn kháng cáo của bị cáo là trong hạn luật định nên được xem xét giải quyết; đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm a, khoản 1, Điều 355 Bộ luật Tố tụng hình sự, không chấp nhận đơn kháng cáo của bị cáo, giữ nguyên mức án sơ thẩm đã tuyên đối với bị cáo.

Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo Đặng Đức T, Tạ Thị G vẫn giữ nguyên nội dung kháng cáo và không thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Đơn kháng cáo trong thời hạn luật định nên được cấp phúc thẩm xem xét giải quyết.

Ý kiến của Luật sư bào chữa cho bị cáo Đặng Đức T và trợ giúp viên bào chữa cho bị cáo Tạ Thị G cho rằng: Bị cáo T không tham gia gây thương tích và làm thiệt hại về tài sản cho ông Lê Thành T1; bị cáo G không tham gia gây rối trật tự công cộng và làm thiệt hại về tài sản cho ông Lê Thành T1. Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Quyết định của bản án sơ thẩm về tội danh và hình phạt áp dụng đối với bị cáo:

Do có mâu thuẫn từ trước với Nguyễn Định P và Nguyễn Vũ L nên vào đêm ngày 04/10/2011, tại khu vực tổ chức đám nhóm họ của gia đình ông Lê Thành T1 trú tại ấp Đ, xã H, huyện H, tỉnh Kiên Giang đã xảy ra sự việc xô xát, đánh nhau giữa Nguyễn Văn Q và Đặng Nhiều P là người địa phương với L, P và một số người khác ở Cống nước ngọt thuộc địa bàn phường T, thành phố G, tỉnh Kiên Giang đến. Do đó, khi nhận được tin báo P đánh nhau, bị cáo Tạ Thị G, Đặng Đức T là cha mẹ ruột của P và Đặng Tài L là anh ruột của P) đã từ nhà chạy đến chỗ đám cưới bằng xe mô tô, khi đi L mang theo một con dao dâu và một cây phảng. Đến nơi, P liền giật lấy con dao trên tay L xông vào trong đám cưới để chém trả thù, L cầm cây phảng, bị cáo T cầm một cây tre và bị cáo G cũng xông vào theo sau P. Thấy đánh nhau, những người dự đám cưới bỏ chạy tán loạn, lúc này ông Lê Thành T1 và người nhà ra can ngăn thì bị T dùng cây tre đánh ông T1 nhiều cái, còn bị cáo G dùng ghế ném vào những người ra ngăn cản, trong đó ném trúng chị N, chị N bỏ chạy. Từ hành vi và hậu quả nêu trên, Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử bị cáo Đặng Đức T về tội “Cố ý gây thương tích” theo điểm a khoản 1 Điều 104 BLHS và xét xử bị cáo Tạ Thị G về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo khoản 1 Điều 245 BLHS với mức hình phạt mỗi bị cáo là 06 (sáu) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 12 (mười hai) tháng, là đúng người, đúng tội và đúng quy định của pháp luật.

[2] Xét kháng cáo kêu oan và không đồng ý bồi thường của các bị cáo:

Hội đồng xét xử xét thấy hành vi phạm tội của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội. Dù chưa hiểu sự việc cụ thể như thế nào, chỉ vì nghe tin báo con trai đánh nhau, các bị cáo đã xông vào khu vực đám cưới, là nơi đông người để bênh vực người nhà. Bị cáo T mặc dù được ông T1 can ngăn không xô xát, đánh nhau nhưng lại dùng cây tre đánh ông T1 và cùng với người khác gây nên thương tích và thiệt hại về tài sản cho ông T1. Bà G dù không chủ đích gây thương tích cho ai nhưng hành vi của bị cáo xông vào đám đông, dùng vật dụng ném vào những người can ngăn gây ra cảnh tượng hỗn loạn tại nơi công cộng, gây mất anh ninh trật tự và tâm lý hoang mang cho người dân xung quanh khu vực xảy ra sự việc. Căn cứ vào tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo, trên cơ sở xem xét toàn diện các chứng cứ khách quan khác của vụ án, như lời khai của các bị cáo khác trong vụ án, lời khai của người làm chứng, kết quả giám định thương tích và các vật chứng thu được tại hiện trường, đã có đủ căn cứ để xét xử bị cáo Đặng Đức T về tội “Cố ý gây thương tích” theo điểm a khoản 1 Điều 104 BLHS và xét xử bị cáo Tạ Thị G về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo khoản 1 Điều 245 BLHS là đúng quy định của pháp luật, không oan sai cho các bị cáo. Đồng thời, Tòa án cấp sơ thẩm cũng đã cân nhắc, xem xét đầy đủ tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của từng bị cáo để tuyên mức án phù hợp và giải quyết thỏa đáng yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe và tài sản của người bị hại. Vì vậy, sau khi thảo luận và nghị án, Hội đồng xét xử chấp nhận lời đề nghị của vị đại diện Viện Kiểm sát, không chấp nhận đơn kháng cáo kêu oan của bị cáo và đề nghị của vị Luật sư và trợ giúp viên pháp lý bào chữa cho các bị cáo, giữ nguyên mức hình phạt đã tuyên đối với các bị cáo và trách nhiệm dân sự mà các bị cáo phải chịu đối với người bị hại.

[3] Đối với các quyết định khác của Bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng nghị nên Hội đồng xét xử không xem xét.

[4] Về án phí: Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm cho nên người kháng cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào điểm a, khoản 1, Điều 355, Điều 356 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;

1. Không chấp nhận đơn kháng cáo của bị cáo Đặng Đức T và Tạ Thị G; giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.

2. Tuyên bố các bị cáo: Đặng Đức T phạm tội “Cố ý gây thương tích” và Tạ Thị G phạm tội “Gây rối trật tự công cộng”.

3. Về hình phạt:

- Áp dụng: điểm a khoản 1 Điều 104, điểm h khoản 1, 2 Điều 46 và Điều 60 của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Xử phạt bị cáo Đặng Đức T 06 (sáu) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 12 (mười hai) tháng, tính từ ngày 20/4/2016. Bị cáo đã chấp hành xong thời gian thử thách.

- Áp dụng: khoản 1 Điều 245, điểm h khoản 1, 2 Điều 46 và Điều 60 của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Xử phạt bị cáo Tạ Thị G 06 (sáu) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 12 (mười hai) tháng, tính từ ngày 20/4/2016. Bị cáo đã chấp hành xong thời gian thử thách.

4. Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng vào Điều 48 của Bộ luật Hình sự; Điều 589, Điều 590 của Bộ luật Dân sự;

Buộc bị cáo Đặng Đức T, Tạ Thị G và 03 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm: Đặng Tài L, Tạ Văn D và Đặng Nhiều P phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản cho ông Lê Thành T1 tổng số tiền 16.500.000đ (Mười sáu triệu năm trăm nghìn đồng), trong đó bị cáo Đặng Đức T bồi thường 3.300.000đ (Ba triệu ba trăm nghìn đồng); bị cáo Tạ Thị G bồi thường 3.300.000đ (Ba triệu ba trăm nghìn đồng).

Buộc bị cáo Đặng Đức T, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Tạ Văn D phải có trách nhiệm bồi thường tiền điều trị thương tích cho ông Lê Thành T1 tổng số tiền là 1.193.000đ (Một triệu một trăm chín mươi ba nghìn đồng), trong đó Đặng Đức T bồi thường 596.500đ (năm trăm chín mươi sáu nghìn năm trăm đồng).

Kể từ ngày người bị hại có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bị cáo Đặng Đức T và Tạ Thị G chưa thi hành đối với số tiền bồi thường thì các bị cáo còn phải chịu tiền lãi theo quy định tại Điều 357 và khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm thi hành án.

5. Về án phí:

5.1. Về án phí hình sự sơ thẩm: Áp dụng vào Điều 136 của Bộ luật Tố tụng hình sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội 14, buộc bị cáo Đặng Đức T phải nộp 200.000đ (hai trăm nghìn đồng) và bị cáo Tạ Thị G phải nộp 200.000đ (hai trăm nghìn đồng).

5.2. Về án phí dân sự sơ thẩm: Áp dụng Điều 147 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội 14, xử buộc các bị cáo phải chịu án phí dân sự như sau:

Bị cáo Đặng Đức T phải chịu án phí 300.000đ (ba trăm nghìn đồng);

Bị cáo Tạ Thị G phải chịu án phí 300.000đ (ba trăm nghìn đồng);

5.3. Vế án phí hình sự phúc thẩm: Bị cáo Đặng Đức T và bị cáo Tạ Thị G phải chịu mỗi người 200.000 đồng án phí hình sự phúc thẩm.

6. Các quyết định khác của Bản án số: 04/2018/HS-ST ngày 20/3/2018 của Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh Kiên Giang có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

7. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 của Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7, 7a và 9 của Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Luật Thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1326
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 156/2018/HS-PT ngày 07/08/2018 về tội cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng

Số hiệu:156/2018/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Kiên Giang
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 07/08/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về