Bản án 203/2018/HSPT ngày 29/03/2018 về tội cố ý gây thương tích

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

BẢN ÁN 203/2018/HSPT NGÀY 29/03/2018 VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

Ngày 29 tháng 3 năm 2018 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 36/2018/TLPT-HS ngày 15 tháng 01 năm 2018 đối với bị cáo Nguyễn Như B phạm tội “Cố ý gây thương tích” do có kháng nghị của Viện Trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 45/2017/HSST ngày 30 tháng 11 năm 2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ.

* Bị cáo bị kháng nghịNguyn Như B, sinh ngày 01/01/2002 (Khi phạm tội 15 tuổi 01 tháng 21 ngày); trú tại: Khu 4, xã QK, huyện HH, tỉnh Phú Thọ; nghề nghiệp: Học sinh; văn hóa: Lớp 9/12; con ông: Nguyễn Minh Ph và bà Nguyễn Thị Y; tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo bị bắt từ ngày 05/7/2017 và được trả tự do tại phiên tòa ngày 30/11/2017; hiện tại ngoại; có mặt.

- Đại diện hợp pháp của bị cáo: Ông Nguyễn Minh Ph; trú tại: Khu 4, xã QK, huyện HH, tỉnh Phú Thọ; ông Ph ủy quyền ủy quyền cho ông Hg (là chú ruột bị cáo); có mặt.

* Người bào chữa cho bị cáo: Bà Phạm Thị Th - Trợ giúp viên pháp lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Phú Thọ; có mặt.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án:

- Nguyễn Văn T1 và ông Nguyễn Văn T2; trú tại: Khu 4 xã QK, huyện HH, tỉnh Phú Thọ; có mặt.

- Đặng Văn T3 và bà Nguyễn Thị Dg; trú tại: Khu 4 xã QK, huyện HH, tỉnh Phú Thọ; có mặt.

- Lê Văn Đ và bà Đinh Thị T4; trú tại: Khu 8 xã ML, huyện YL, tỉnh Phú Thọ; vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo bản Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ và Bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ, nội dung vụ án được t óm tắt như sau:

Khoảng 19 giờ 30 phút ngày 22/02/2017, Lê Văn Đ, sinh ngày 04/12/2002, ở khu 8, xã ML, huyện YL cùng với Nguyễn Như B sinh ngày 01/01/2002, Nguyễn Văn T1, sinh ngày 10/9/2001 và Đặng Văn T3, sinh ngày 01/02/2002 đều ở khu 4, xã QK, huyện HH, tỉnh Phú Thọ rủ nhau đi chơi, mỗi người đi một xe đạp. Khi đi đến cầu ML, huyện YL thì thấy Đinh Công Trg, sinh ngày 25/8/2001 ở khu 8, xã ML, huyện HH đi xe máy qua. Sau đó, Đ, Nguyễn T1, Đặng T3, B tiếp tục đi xe đạp đến dốc Mo, thuộc khu 8, xã ML. Lúc này, Nguyễn Văn T1 nói: “có ai không để đánh?”, Đ nói: “Có thằng duới này, nó bảo tao ăn trộm gà”; B nói: “Tý về dã cho nó trận”. Sau đó, cả nhóm quay lại đến cổng nhà Trg, B gọi Trg ra. Trg một mình từ nhà đi ra đứng trước mặt Đ (khi đó, B đứng phía sau lưng Trg, Đ và Trg đứng đối diện nhau, Nguyễn T1 và Đặng T3 đứng cùng hướng với Đ, cách chỗ Đ đứng khoảng 1m). Tại đây, có một bóng đèn treo ở cổng nhà dân cách chỗ Trg và Đ đứng khoảng 5m, ánh đèn chỉ đủ nhìn thấy người, không qua n sát rõ mặt. Trg hỏi: “Thằng nào gọi tao?”, Đ đáp: “Tao gọi”, Trg nói: “Mày thích gì?”. Đ đáp: “Thế hôm nọ mày bảo bọn lớp 9 đánh tao không?”, Trg trả lời: “Tao thích bảo đấy, mày tin mày mất đường đi học không”, Đ lấy chiếc áo khoác vụt vào Trg nhưng không trúng. Trg lao vào đấm Đ. B nhặt cây gậy hóp ở ven đường có chiều dài l,9m đường kính chỗ to nhất là 4cm, chỗ nhỏ nhất là 3cm. B đứng sau lưng Trg, cách khoảng 1m dùng hai tay giơ gậy lên vụt 1 cái theo hướng từ trên xuống, từ phải sang trái, từ ngoài vào trong làm Trg từ từ ngã xuống đường. B vứt cây gậy hóp ra ven đường, cách vị trí đánh nhau khoảng 5m. Sau đó, cả nhóm bỏ chạy theo hướng đi Phân trại số 3 Trại giam Tân Lập. Lúc này, một số người dân dồn đuổi theo nhóm của B, trong đó có anh Sa Đình Nam, trước khi đi, anh Nam n hìn thấy cây gậy hóp mà B vứt lại đã nhặt cầm theo và vứt lại bên đường đi (sau này đã giao lại cho cơ quan điều tra). B và Đ bị bắt đưa về Trụ sở UBND xã Mỹ Lung để làm việc. Cơ quan điều tra đã thu giữ cây hóp B sử dụng đánh Trg; thu giữ của Đ 01 chiếc xe đạp nhãn hiệu Việt Long, màu sơn đỏ, đen đã qua sử dụng; thu giữ của B 01 chiếc xe đạp hiệu Việt Long sơn màu bạc, không có chắn xích, không có giỏ xe. Đinh Công Trg được mọi người đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, đến ngày 08/3/2017 thì ra viện.

Tại Kết luận giám định pháp y về T1 tích số 32/TgT/2017 ngày 08/3/2017, Trung tâm Pháp y tỉnh Phú Thọ kết luận đối với thương tích của Đinh Công Trg như sau: Máu tụ ngoài màng cứng thùy thái dương đỉnh đầu bên phải đã phẫu thuật lấy máu tụ: 21%; nứt xương đỉnh đầu bên phải: 08%; khuyết xương sọ vùng thái dương đỉnh phải, ổ khuyết chắc được ghép bằng mảnh xương sọ: 16%; vết thương phần mềm vùng thái dương đỉnh đầu bên phải: 08%; vùng thâm da mặt bên phải: Theo Thông tư số 20/2014/TT-BYT ngày 12/6/2014 của Bộ y tế quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể dùng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần: Không có mục cho phần trăm. Áp dụng phương pháp cộng lùi các tổn thương: 43,83%. Làm tròn: 44%. Kết luận: “Tỷ lệ tổn hại phần trăm sức khỏe của Đinh Công Trg là 44%”.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 45/2017/HSST ngày 30/11/2017, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ áp dụng khoản 3 Điều 104; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; khoản 1, khoản 2 Điều 60; Điều 69; Điều 74 Bộ luật hình sự; xử phạt bị cáo Nguyễn Như B 30 (Ba mươi) tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích” nhưng cho hưởng án treo, thử thách 5 (Năm) năm. Thời hạn thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. Trong thời gian thử thách của án treo, Tòa án giao bị cáo cho UBND xã Quân Khê giám sát, giáo dục. Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa Ph trong việc giám sát, giáo dục bị cáo. Trường hợp bị cáo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo Điều 69 Luật thi hành án hình sự. Căn cứ khoản 4 Điều 227 Bộ luật tố tụng hình sự, trả tự do cho bị cáo t ại phiên tòa nếu bị cáo không bị tạm giam về một tội phạm khác.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, án phí và thông báo quyền kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.

Ngày 11/12/2017, Viện Trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ có văn bản kháng nghị số 01, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xử chuyển tội danh “Giết người” đối với bị cáo B và không cho bị cáo hưởng án treo.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Như B khai nhận hành vi phạm tội đúng như nội dung vụ án mà Tòa án cấp sơ thẩm đã quy kết. Bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm hình phạt cho bị cáo vì hoàn cảnh gia đình bị cáo rất khó khăn, bố bị tai nạn mất khả năng lao động; bị cáo có nhu cầu tiếp tục được đi học; đại diện hợp pháp của bị cáo cho rằng nếu xử bị cáo về tội “Giết người” là nặng và không đúng vì B đánh người bị hại khi trời tối, không biết đánh vào đâu; những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án là Nguyễn Văn T1, Đặng Văn T3 đều có lời khai xác nhận lời khai của bị cáo tại phiên tòa là đúng.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội sau khi tham gia thẩm vấn, nêu lại nội dung vụ án, phân tích hành vi phạm tội của bị cáo đã rút một phần kháng nghị của Viện Trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ về hình phạt và nêu rõ: Hành vi phạm tội của bị cáo Nguyễn Như B là hành vi giết người. Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng nghị chuyển tội danh “Giết người” đối với bị cáo với lý do: Bị cáo đã dùng hung khí nguy hiểm, tấn công vào vùng đầu là vùng trọng yếu của cơ thể. Buộc bị cáo phải biết hành vi đó là đặc biệt nguy hiểm, là hành vi giết người.

Luật sư bào chữa cho bị cáo xác định bị cáo đã dùng gậy hóp hướng vào người bị hại để vụt chứ không nhằm vào đầu; bản thân bị cáo khi phạm tội mới hơn 15 tuổi, không nhận thức được hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra; người bị hại chỉ bị thương tích 44%, hậu quả đến đâu, xử đến đó. Hơn nữa, bị cáo vụt người bị hại trong hoàn cảnh hai bên đang đánh nhau, sự chuyển động rất nhanh, bị cáo chỉ nhằm vào Trg để đánh. Do đó, bị cáo chỉ phạm tội “Cố ý gây thương tích” như Tòa án cấp sơ thẩm đã quy kết. Về hình phạt, bị cáo đã học xong chương trình lớp 9; hoàn cảnh gia đình khó khăn, bị cáo bị tạm giam một thời gian nên việc học tập bị gián đoạn; bị cáo có mong muốn được tiếp tục đi học.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Tại phiên Tòa phúc thẩm, Nguyễn Như B khai nhận đã thực hiện hành vi dùng cây hóp đánh vào người bị hại. Lý do đánh Trg vì Trg đang đánh nhau với Đ, vì bênh Đ mà bị cáo đánh Trg. Bị cáo không mâu thuẫn gì với Trg trước đó. Bị cáo không nhận thức được hậu quả đã xảy ra đối với Trg, không có ý thức tước đoạt mạng sống của Trg. Thương tích của Trg là do một mình bị cáo gây ra. Lời khai nhận tội của bị cáo phù hợp với lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, nhân chứng, kết quả khám nghiệm hiện trường, vật chứng, kết luận giám định thương tích, của người bị hại. Do đó có đủ cơ sở để xác định bị cáo là người trực tiếp đánh, gây thương tích 44% cho người bị hại. Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 là có căn cứ bởi lẽ: Thứ nhất, bị cáo khi phạm tội là người chưa thành niên (15 tuổi 01 tháng 21 ngày) nhận thức về xã hội, pháp luật hạn chế. Ở lứa tuổi này, bị cáo còn hạn chế cả về khả năng lựa chọn cách ứng xử phù hợp. Thứ hai, bị cáo không nhận thức được hậu quả có thể dẫn đến chết người và không mong muốn giết chết người bị hại. Thứ ba, cho dù bị cáo có nhằm vào vùng lưng, đầu của người bị hại để đánh thì ý thức của bị cáo không nhằm tước đoạt tính mạng người bị hại và không nhận thức được đó là hành vi giết người. Thực tế bị cáo dùng gậy hóp vụt chéo từ trên xuống ng ười bị hại khi bị hại đang đánh nhau với Đ, chuyển động giữa bị hại, bạn mình rất nhanh và thương tích vào đầu người bị hại là không mong muốn. Bị hại cũng chỉ bị thương tích 44%. Do đó, kháng nghị của Viện Trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ cũng như đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại phiên tòa buộc bị cáo phải nhận thức được đây là hành vi giết người là không phù hợp với thực tế khách quan cũng nh ư ý thức chủ quan của bị cáo nên đề nghị Hội đồng xét xử bị cáo về tội “Giết người” trong trường hợp này không được chấp nhận.

[2] Khi phạm tội, bị cáo là người chưa thành niên được hưởng các chế định giành cho người chưa thành niên phạm tội quy định tại các Điều 69, 74 Bộ luật hình sự năm 1999. Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội có xu hướng giảm nhẹ hơn nhiều so với Bộ luật hình sự năm 1999. Tòa án cấp sơ thẩm cũng đã xem xét các tình tiết giảm nhẹ mà bị cáo được hưởng như: Thật thà khai báo; ăn năn hối cải; gia đình đã tự nguyện khắc phục hậu quả cho người bị hại; được người bị hại xin giảm hình phạt cho bị cáo; hiện tại bị cáo vẫn mong muốn tiếp tục học tập; hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Do đó mức hình phạt 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đối với bị cáo trong trường hợp này là có căn cứ. Tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao đã rút kháng nghị về phần hình phạt đối với bị cáo nên Hội đồng xét xử không xem xét phần quyết định này.

[3] Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ cũng như đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội và giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm về phần tội danh đối với bị cáo.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ các Điều 355, 356 Bộ luật tố tụng hình sự;

1. Không chấp nhận Kháng nghị số 01/VKS-P2 ngày 11/12/2017 của Viện Trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ; giữ nguyên quyết định về tội danh, hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Như B tại Bản án hình sự sơ thẩm số 45/2017/HSST ngày 30/11/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Th ọ, cụ thể như sau:

Áp dụng khoản 3 Điều 104; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; khoản 1, khoản 2 Điều 60; Điều 69; Điều 74 Bộ luật hình sự; xử phạt bị cáo Nguyễn Như B 30 (Ba mươi) tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích” nhưng cho hưởng án treo, thử thách 05 (năm) năm. Thời hạn thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. Trong thời gian thử thách của án treo, Tòa án giao bị cáo cho UBND xã Quân Khê giám sát, giáo dục. Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa Ph trong việc giám sát, giáo dục bị cáo. Trường hợp bị cáo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo Điều 69 Luật thi hành án hình sự.

2. Bị cáo Nguyễn Như B không phải chịu án phí hình sự sơ thẩm.

3. Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

363
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 203/2018/HSPT ngày 29/03/2018 về tội cố ý gây thương tích

Số hiệu:203/2018/HSPT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 29/03/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về