Bản án về tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động số 21/2017/LĐ-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU

BẢN ÁN 21/2017/LĐ-PT NGÀY 14/11/2017 VỀ TRANH CHẤP ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Ngày 14 tháng 11 năm 2017 tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Cà Mau xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 24/2017/TLPT-LĐ ngày 01 tháng 6 năm 2017 về việc “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”.

Do bản án lao động sơ thẩm số: 21/2017/LĐ-ST ngày 18/4/2017 của Toà án nhân dân thành phố Cà Mau bị kháng cáo, kháng nghị.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 27/2017/QĐ-PT ngày 11 tháng 8 năm 2017 giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Ông Trương Q V - sinh năm 1973 (có mặt) Địa chỉ: Số 73, đường TBT, k5, p5, tpcm, tỉnh Cà Mau.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Luật sư Hồ N L - Văn phòng luật sư Luật T N thuộc Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh. (vắng mặt)

- Bị đơn: Cty CP CNCM

Địa chỉ: Số 202 - 204, đường QT, k3, p5, tpcm, tỉnh Cà Mau.

Người đại diện theo ủy quyền: Bà Lê N Q - sinh năm 1982 (có mặt); Chức vụ: PPTCHC. Địa chỉ: Số 11, LK 24, TQD, k6, p9, tpcm, tỉnh Cà Mau.

- Người kháng cáo: Ông Trương Q V – Nguyên đơn.

- Kháng nghị: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Nguyên đơn ông Trương Q V trình bày: Ông làm việc tại Đội thi công số 01 thuộc Cty TNHH MTV CTN và CTĐTCM nay là Cty CP CNCM theo Hợp đồng lao động không số ngày 05/5/2008, thời hạn 01 năm. Sau khi kết thúc hợp đồng, ông không ký thêm hợp đồng lao động nào khác với Công ty, nhưng tiếp tục làm việc tại Công ty cho đến khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nên hợp đồng lao động giữa ông và Công ty là Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Đến ngày 11/9/2015, Cty TNHH MTV CTN và CTĐTCM ban hành Quyết định số 288/QĐ-CTN về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Theo đó, Công ty chấm dứt hợp đồng lao động, cho ông nghỉ việc hưởng chế độ và chốt sổ bảo hiểm xã hội đến ngày 31/8/2015. Tiền lương ông đang hưởng 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc là 3.052.500 đồng/tháng.

Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ông là trái pháp luật vì: Công ty không có tổ chức Đại hội công nhân viên chức hoặc Đại hội công đoàn cơ sở để thông báo danh sách dôi dư. Nhận thấy Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ông là sai quy định pháp luật, đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của ông. Do đó, ông khởi kiện yêu cầu:

- Hủy Quyết định số 288/QĐ- CTN ngày 11/9/2015 về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông và nhận ông trở lại làm việc.

- Buộc Cty CP CNCM trả tiền lương trong thời gian không được làm việc tính từ ngày 18/9/2015 đến ngày 18/4/2017 bằng số tiền 59.042.500 đồng.

- Buộc Cty CP CNCM bồi thường 02 tháng tiền lương do chấm dứt hợp đồng lao động trái luật bằng 6.215.000 đồng.

- Buộc Cty CP CNCM tiếp tục trả lương cho ông từ ngày cho ông nghỉ việc là ngày 18/9/2015 đến ngày xét xử sơ thẩm.

- Buộc Cty CP CNCM truy đóng bảo hiểm y tế, xã hội, thất nghiệp cho ông từ tháng 9/2015 đến nay bằng số tiền 19.188.81 đồng.

- Bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần bằng số tiền 31.000.000 đồng.

Ngoài ra ông V không còn yêu cầu gì khác.

Đại diện Cty CP CNCM, bà Lê N Q trình bày: Ngày 21/8/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định số 1201/QĐ - UBND về việc cổ phần hóa bộ phận Cty TNHH MTV  CTN và CTĐTCM. Cty TNHH MTV CTN và CTĐTCM xây dựng Phương án sắp xếp lao động dôi dư theo Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20/8/2010, Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2010 do chuyển đổi Công ty TNHH 100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần. Trong quá trình xây dựng Phương án sắp xếp lao động dôi dư, Lãnh đạo Công ty chỉ đạo các bộ phận, đơn vị trực thuộc Công ty tổ chức họp để thảo luận về việc sắp xếp lao động dôi dư của đơn vị, dựa trên cơ sở về độ tuổi, sức khỏe, trình độ chuyên môn, mức độ hoàn thành công việc được giao trong thời gian qua. Phương án sắp xếp lao động dôi dư cũng được trình qua Sở LĐ, TB và XH tỉnh CM thẩm định, được UB CM phê duyệt tại Quyết định 1246/QĐ-UBND ngày 26/8/2015.

Mặc dù, Công ty không có tổ chức Đại hội công nhân viên chức hoặc Đại hội công đoàn cơ sở theo quy định do tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty và chủ trương tiến hành cổ phần hóa của Ủy ban nhân dân tỉnh rất gấp, nhưng khi lấy ý kiến chốt danh sách lao động dôi dư ở xí nghiệp có Tổ công đoàn của xí nghiệp tham gia và khi xây dựng phương án sắp xếp lao động dôi dư, Công ty có thông qua Ban chấp hành công đoàn cơ sở của Công ty tại biên bản cuộc họp ngày 17/8/2015. Hơn nữa, ngày 11/8/2015, Đội thi công số 1 nơi ông V làm việc, có tổ chức cuộc họp lấy ý kiến tín nhiệm sắp xếp nhân sự của đội trước khi cổ phần hóa

Công ty. Việc Công ty ra Quyết định số 292/QĐ-CTN về chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông Trương Q V là theo tinh thần của Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20/8/2010 và Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2010, nên không chấp nhận toàn bộ yêu cầu của ông V.

Từ nội dung trên, bản án lao động sơ thẩm số 21/2017/LĐ-ST ngày 18/4/2017 của Toà án nhân dân thành phố Cà Mau quyết định:

Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Trương Q V đối với Cty TNHH MTV CTN và CTĐTCM nay là Cty CP CNCM.

Ngoài ra bản án sơ thẩm còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo, kháng nghị theo luật định.

Ngày 03/5/2017 nguyên đơn là ông Trương Q V có đơn kháng cáo với nội dung không đồng ý toàn bộ bản án sơ thẩm, yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét sửa bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông V.

Ngày 26/5/2017 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau có quyết định kháng nghị số 02/QĐKNPT-VKS-LĐ với nội dung đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông V.

Tại phiên toà phúc thẩm, nguyên đơn rút một phần kháng cáo về yêu cầu Công ty bồi thường tổn thất tinh thần 10 tháng lương với số tiền là 31.000.000 đồng; Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau rút một phần kháng nghị về yêu cầu buộc Công ty nhận ông V trở lại làm việc, các vấn đề khác của đơn kháng cáo và kháng nghị vẫn giữ nguyên.

Đại diện theo ủy quyền của bị đơn đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, giữ nguyên án sơ thẩm.

Đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm: Về thủ tục tố tụng đã được tiến hành đúng theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự và các đương sự cũng chấp hành đúng với quyền và nghĩa vụ của các đương sự được pháp luật quy định và đề nghị chấp nhận một phần kháng cáo của ông V và kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau, sửa bản án sơ thẩm của Toà án nhân dân thành phố Cà Mau.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Xét nội dung kháng cáo của ông Trương Q V và kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy rằng:

Về căn cứ và lý do Công ty chấm dứt hợp đồng lao động: Căn cư vao quy đinh tai Nghi đinh sô 91/2010/NĐ-CP va Thông tư sô 38/2010/TT-BLĐTBXH thi việc Công ty Câp nươc va Công trình đô thị Cà Mau cho ông V - người lao động dôi dư nghi viêc la co đu cơ sơ phap ly. Viêc săp xêp lai lao đông va giai quyêt cho người lao động dôi dư nghi viêc la có diễn ra trên thưc tê va dưa trên cơ sơ săp xêp lại Doanh nghiêp Nhà nươc theo quyê t đinh cua cơ quan nha nươc co thâm quyên là Quyết định cổ phần hóa Doanh nghiệp  ; đồng thời Công ty cũng đa giai quyêt chính sách theo đúng quy định của pháp luật là trả trợ cấp mất việc làm và giải quyêt chê đô BHXH cho ông V.

Tuy nhiên xét vê trinh tư, thủ tục xây dựng phương án lao động của Công ty để làm căn cứ chấm dứt hợp đồng đã có vi phạm cụ thể như sau: Công ty không phôi hơp vơi tô chưc Công đoan đê tô chưc Đai hôi  công nhân viên chức hoăc Đai hôi đại biểu công nhân viên chức   để Đại hội cho ý kiến về danh sách lao động. Công ty lây ly do doanh nghiệp co nhiêu người lao động nên không thê tô chưc đai hôi l à không có cơ sở chấp nhận,bơi le theo quy đinh cua Thông tư sô 38/2010/TT-BLĐTBXH nêu trên , thì Công ty có thể tổ chức đại hội Đại biểu . Vi phạm của Công ty là nghiêm trong vì đ ây la  Doanh nghiệp Nhà nươc, hâu hêt người lao động đa co thơi gian lam viê c lâu dai , có đóng góp cho Doanh nghiệp Nhà nước. Do đo , viêc săp xêp lai lao đông đoi hoi phai công khai, minh bach . Viêc xac đinh sô lương lao đông dôi dư va   người lao động nào thuộc diện dôi dư phải nghỉ việc phải được đưa ra đại hội để tập thể người lao động xem xét. Công ty không tô chưc Đai hôi , để đại hội xem xét , cho y kiên vê danh sach lao đông   và Công ty cũng không phối hợp , không trao đôi thông nhât vơi Công đoan để xác đinh co bao nhiêu người lao động dôi dư va người lao động nào thuôc diên dôi dư phải nghỉ việc. Vì vậy, vi pham nêu trên đu cơ  sơ đê Toa an phai huy quyêt đinh châm dưt hợp đồng lao động giữa Công ty và ông V.

Do Quyết định chấm dứt hợp đồng ban hành không đúng trình tự thủ tục như các nhận định nêu trên nên cần chấp nhận kháng cáo của ông V và kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau về việc hủy Quyết định số 288/QĐ-CTN ngày 11/9/2015.

[2] Do chấp nhận yêu cầu hủy Quyết định số 288/QĐ–CTN nên Công ty phải có trách nhiệm vật chất đối với ông V theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động. Cụ thể, Công ty phải trả cho ông V các khoản sau đây:

- 02 tháng tiền lương (theo mức lương bình quân 06 tháng liền kề tại thời điểm nghỉ việc) là 3.107.500 đồng/tháng x 02 tháng = 6.215.000 đồng.

- Tiền lương của ông V từ ngày 01/9/2015 đến ngày xử phúc thẩm (ngày 14/11/2017) là 25 tháng 26 ngày x 3.107.500 đồng = 80.795.000 đồng.

- Công ty phải có nghĩa vụ đóng các khoản bảo hiểm cho ông V từ tháng 9/2015 đến ngày xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.

Tổng cộng các khoản ông V yêu cầu được chấp nhận là 87.010.000 đồng.

[3] Tại phiên toà phúc thẩm, ông V rút kháng cáo về yêu cầu Công ty bồi thường tổn thất tinh thần 10 tháng lương với số tiền là 31.000.000 đồng và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau rút một phần kháng nghị về yêu cầu buộc Công ty nhận ông V trở lại làm việc. Xét thấy, việc rút yêu cầu này là tự nguyện nên Hội đồng xét xử đình chỉ một phần yêu cầu kháng cáo của ông V và một phần kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Tố tụng dân sự.

[4] Xét yêu cầu của ông V buộc Công ty nhận ông trở lại làm việc, Hội đồng xét xử thấy rằng: Tại phiên tòa phúc thẩm, ông V đồng ý chấm dứt hợp đồng lao động với Công ty và yêu cầu được hưởng nguyên số tiền trợ cấp mất việc làm đã nhận. Xét thấy, yêu cầu được hưởng nguyên số tiền trợ cấp mất việc làm của ông V được Công ty chi trả là phù hợp với Điều 49 Bộ luật Lao động nên được Hội đồng xét xử chấp nhận và không đối trừ vào số tiền lương buộc Công ty phải trả cho ông V, đồng thời ghi nhận sự tự nguyện của ông V về việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa ông V với Công ty.

[5] Án phí lao động sơ thẩm, phúc thẩm ông V không phải chịu. Công ty phải chịu án phí theo quy định.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào Điều 295, khoản 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật Tố tụng dân sự; Áp dụng các điều 22, 44, 45, 46 của Bộ luật Lao động; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Trương Q V.

Chấp nhận kháng nghị số 02/QĐKN-VKS-LĐ ngày 26/5/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau.

Sửa bản án lao động sơ thẩm số: 21/2017/LĐ-ST ngày 18/4/2017 của Toà án nhân dân thành phố Cà Mau.

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Trương Q V về việc:

- Hủy Quyết định số 288/QĐ-CTN ngày 11/9/2015 của Cty TNHH MTV CTN và CTĐTCM (nay là Cty CP CNCM) về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông Trương Q V.

- Buộc Công ty phải thanh toán cho ông Trương Q V tổng số tiền 87.010.000 đồng.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy đnh tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.

- Công ty phải có nghĩa vụ đóng các khoản bảo hiểm cho ông V từ tháng 9/2015 đến ngày xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.

2. Đình chỉ xét xử đối với kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh cà Mau về việc buộc Công ty nhận ông V trở lại làm việc. Ghi nhận sự tự nguyện của ông Trương Q V về việc chấm dứt hợp đồng lao động với Cty CP CNCM. Hợp đồng lao động A120 ngày 05/5/2008 giữa ông V và Cty CP CNCM chấm dứt kể từ ngày 14/11/2017.

3. Đình chỉ xét xử đối với yêu cầu kháng cáo của ông Trương Q V về việc buộc Công ty bồi thường tiền tổn thất tinh thần số tiền 31.000.000 đồng.

4. Án phí lao động sơ thẩm, phúc thẩm:

- Ông Trương Q V không phải nộp.

- Cty CP CNCM phải nộp án phí lao động sơ thẩm có gía ngạch 2.610.000 đồng (chưa nộp).

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1580
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động số 21/2017/LĐ-PT

Số hiệu:21/2017/LĐ-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Cà Mau
Lĩnh vực:Lao động
Ngày ban hành: 14/11/2017
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về