Bản án 25/2019/DS-ST ngày 27/06/2019 về tranh chấp vi phạm thỏa thuận giữa ba bên

A ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG, TỈNH SÓC TRĂNG

BẢN ÁN 25/2019/DS-ST NGÀY 27/06/2019 VỀ TRANH CHẤP VI PHẠM THỎA THUẬN GIỮA BA BÊN

Trong các ngày 20 và 27 tháng 6 năm 2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 220/2017/TLST-DS ngày 30 tháng 11 năm 2017, về việc “Tranh chấp về vi phạm thỏa thuận giữa ba bên” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 269/2018/XXST-DS ngày 30 tháng 11 năm 2018 giữa các đương sự:

- Ngun đơn: Công ty C.

Địa chỉ trụ sở: Lô E, Khu công nghiệp A, xã A, huyện C, tỉnh Sóc Trăng.

Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn:

1. Ông Trần Văn H, địa chỉ: Lô E, Khu công nghiệp A, xã A, huyện C, tỉnh Sóc Trăng (Theo văn bản ủy quyền số 01/UQ.TSS.18 ngày 12/01/2018 của Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty C) (Có mặt).

2. Ông Nguyễn Văn Ng, địa chỉ: Số A, đường Q, khóm M, phường N, thành phố S, tỉnh Sóc Trăng. (Theo văn bản ủy quyền số 02/UQ.TSS.19 ngày 26/3/2019 của Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty C). (Có mặt).

Ngưi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Ông Trương Hoài Ph, là Luật sư của Văn phòng Luật sư H thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Số U, đường Đ, phường K, Quận O, Thành phố Hồ Chí Minh (Vắng mặt).

- Bị đơn: Ngân hàng P.

Địa chỉ trụ sở: Số A, đường L, phường T, quận B, thành phố Hà Nội.

Ngưi đại diện theo ủy quyền của bị đơn: Bà Dương Thị Phượng Nh, địa chỉ: Sối, đường T, phường N, thành phố S, tỉnh Sóc Trăng là người đại diện theo ủy quyền của bị đơn (Theo văn bản ủy quyền ngày 24/01/2019). (Có mặt).

Ngưi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Bà Nguyễn Thị H1, là luật sư của Công ty Luật TNHH MTV L thuộc Đoàn luật sư thành phố Cần Thơ. (Có mặt)

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan : Công ty Cổ phần N.

Địa chỉ trụ sở: Số X, đường Q, phường Z, thành phố S, tỉnh Sóc Trăng.

Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Lưu Quốc V, địa chỉ: Số X, đường Q, phường Z, thành phố S, tỉnh Sóc Trăng (vắng mặt).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện ngày 23/10/2017, trong quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn ông Trần Văn H và ông Nguyễn Văn Ng trình bày:

Để tạo nguồn nguyên liệu sạch và ổn định trong hoạt động kinh doanh của Công ty, do đó vào các ngày 25/08/2010 và ngày 08/08/2011 giữa đại diện Ngân hàng P – Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng (sau đây gọi tắt là Ngân hàng) cùng đại diện của Công ty Cổ phần N (sau đây gọi tắt là Công ty N) và đại diện Công ty C đã cùng nhau ký kết “Biên bản thỏa thuận” đầu tư vốn lưu động cho Công ty N để cải tạo ao nuôi và nuôi tôm các loại. Theo đó các bên đã thống nhất thỏa thuận Ngân hàng sẽ đầu tư cấp vốn tín dụng 75.000.000.000 đồng, đồng thời giữ tất cả các tài sản thế chấp để bảo đảm nguồn vốn vay tín dụng của Công ty N tại 09 hợp đồng thế chấp (Bao gồm 06 hợp đồng thế chấp số 572/HĐTC, 574/HĐTC, 575/HĐTC, 576/HĐTC, 577/HĐTC và 578/HĐTC cùng ngày 18/03/2010 và 03 hợp đồng thế chấp số 871/HĐTC ngày 19/04/2010, Hợp đồng thế chấp số 573/HĐTC ngày 22/03/2010 và số 1604/HĐTC ngày 17/06/2010) và Công ty C sẽ đầu tư số tiền mặt 16.500.000.000 đồng (Mười sáu tỷ, năm trăm triệu đồng) và cung cấp thức ăn nuôi tôm khoảng 2.100 tấn cho Công ty N để tiến hành cải tạo và nuôi tôm sú tổng cộng 248 ao tại 03 địa điểm nuôi tại: Ấp M, xã T, huyện L, tỉnh Sóc Trăng; ấp N, xã L, huyện T, tỉnh Sóc Trăng và ấp L, xã T, huyện Đ, tỉnh Cà Mau.

Theo biên bản thỏa thuận thì Công ty C đã thực hiện đầy đủ về số tiền cam kết đầu tư và số lượng thức ăn phục vụ cho nuôi trồng của Công ty N và khi thu hoạch tôm Công ty C cũng đã thu mua toàn bộ số tôm mà Công ty N đem bán cho Công ty C. Toàn bộ số tiền thu mua tôm của Công ty N thì Công ty C đã chuyển hết vào tài khoản của Công ty N tại Ngân hàng là 51.759.337.541 đồng thì Công ty C cũng đã nhận lại được số tiền Ngân hàng chuyển trả 32.497.880.881 đồng, còn lại số tiền 19.261.456.660 đồng thì Ngân hàng đã giữ lại mà không chuyển trả cho Công ty C trả tiền mua thức ăn cho Công ty U. Do vậy đã gây thiệt hại lớn cho Công ty C.

Từ đó đến nay thì Công ty N còn nợ tổng số tiền vốn gốc mà Công ty C đã đầu tư là 50.266.104.059 đồng (chưa tính tiền phí sử dụng vốn), do vậy mà Công ty C đã nhiều lần có công văn đến Ngân hàng để cùng nhau hợp tác thỏa thuận giải quyết về “Biên bản thỏa thuận” từ đó có biện pháp bán đấu giá tài sản thế chấp của Công ty N tại Ngân hàng để thu hồi vốn nhưng vẫn không được Ngân hàng và Công ty N hợp tác. Trong khi đó Công ty N thì không còn khả năng trả nợ, Ngân hàng không thực hiện “Biên bản thỏa thuận” mà ngược lại Ngân hàng lại có ý định bán khoản nợ của Công ty N cho VAMC là đã vi phạm nghiêm trọng theo nội dung của “Biên bản thỏa thuận” mà 03 bên đã ký kết vào ngày 25/08/2010 và ngày 08/08/2011.

Nay Công ty C yêu cầu Tòa án giải quyết:

- Buộc Ngân hàng phải giải ngân cho Công ty C số tiền bán tôm của Công ty N mà Công ty C đã chuyển vào tài khoản của Công ty N còn lại là 19.261.456.660 đồng;

- Yêu cầu Ngân hàng đem các tài sản thế chấp để đảm bảo vốn vay của hợp đồng tín dụng 75 tỷ đồng được ký kết giữa Ngân hàng với Công ty N để bán đấu giá thu hồi nợ theo đúng “Biên bản thỏa thuận” đã được 03 bên ký kết vào ngày 25/08/2010 và ngày 08/08/2011.

Theo văn bản trình bày ý kiến của bị đơn vào các ngày 21/12/2017, 09/7/2018, ngày 19/02/2019, phiên hòa giải 01/02/2018 và tại phiên tòa, người đại diện theo ủy quyền của bị đơn ông Trần Minh T và bà Dương Thị Phượng Nh trình bày:

Ngày 08/12/2017, Ngân hàng P - Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng (sau đây gọi tắt là Ngân hàng) nhận được Thông báo thụ lý số 220/TB-TLVA, ngày 30/11/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Sóc Trăng về việc thụ lý vụ án. Theo đó, Công ty C khởi kiện Ngân hàng P và yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Sóc Trăng giải quyết hai nội dung sau:

- Buộc Ngân hàng phải giải ngân cho Công ty C số tiền bán tôm của Công ty Cổ phần N (sau đây gọi tắt là Công ty N) mà Công ty C đã chuyển vào tài khoản của Công ty N còn lại là 19.261.456.660 đồng;

- Yêu cầu Ngân hàng đem các tài sản thế chấp để đảm bảo vốn vay của hợp đồng tín dụng 75 tỷ đồng được ký kết giữa Ngân hàng với Công ty N để bán đấu giá thu hồi nợ theo đúng “Biên bản thỏa thuận” đã được 03 bên ký kết vào ngày 25/8/2010 và ngày 08/8/2011.

Nay, Ngân hàng P - Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng trình bày ý kiến của mình đối với các nội dung yêu cầu khởi kiện của Công ty C như sau:

Thứ nhất: Đối với yêu cầu buộc Ngân hàng phải giải ngân cho Công ty C số tiền bán tôm của Công ty N mà Công ty C đã chuyển vào tài khoản của Công ty N còn lại là 19.261.456.660 đồng:

Thực hiện Hợp đồng tín dụng số 571/HĐTD ngày 18/3/2010 ký giữa Ngân hàng P - Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng với Công ty N, cũng như việc thực hiện Biên bản thỏa thuận ngày 25/8/2010 và ngày 08/8/2011 về việc đầu tư Vốn lưu động cho Công ty N, Ngân hàng P - Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện giải ngân theo Hạn mức tín dụng 75.000.000.000 đồng; cụ thể tại Phụ lục số 05 của HĐTD số 571/HĐTD ngày 18/3/2010 đã gia hạn Hạn mức 12 tháng (từ ngày 18/3/2011 đến 18/3/2012), theo đó từ ngày 30/6/2011 đến ngày 12/3/2012 NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện giải ngân 12 giấy nhận nợ tổng số tiền 75.000.000.000 đồng (Bảy mươi lăm tỷ đồng). Sau đó các giấy nhận nợ này đến hạn Công ty N không trả được nợ đã gia hạn và cơ cấu nợ, đến năm 2015 cũng không trả được nợ cho Ngân hàng P - Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng.

Ngân hàng P - Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện đúng với hợp đồng tín dụng ký kết và đã giải ngân phù hợp với các biên bản thỏa thuận. Tài khoản của Công ty N mở tại Ngân hàng P - Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng, Công ty được toàn quyền quản lý và sử dụng theo quy định, do đó Ngân hàng không có trách nhiệm thu giữ hoặc giải ngân hoàn trả cho Công ty C theo yêu cầu khởi kiện.

Thực hiện Hợp đồng tín dụng đã ký, Ngân hàng P – Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện giải ngân với hạn mức tín dụng 75.000.000.000 đồng cho Công ty N. Khi các giấy nhận nợ này đến hạn Công ty N không trả được nợ nên xin gia hạn và cơ cấu nợ đến năm 2015 nhưng vẫn không trả được nợ cho Ngân hàng.

Ngân hàng P – Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện đúng với hợp đồng tín dụng và đã giải ngân phù hợp với các biên bản thỏa thuận. Tài khoản của Công ty N mở tại Ngân hàng P - Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng thì Công ty N được toàn quyền sử dụng theo quy định, Ngân hàng không có trách nhiệm thu giữ hoặc giải ngân hoàn trả cho Công ty C. Nên việc Công ty C buộc Ngân hàng phải giải ngân cho Công ty Cổ phần Thủy sản sạch số tiền bán tôm của Công ty Cổ phần N (sau đây gọi tắt là Công ty N) mà Công ty C đã chuyển vào tài khoản của Công ty N còn lại là 19.261.456.660 đồng là không có cơ sở và không đúng chủ thể. Hơn nữa Công ty C đã khởi kiện Công ty N đòi số tiền mua bán tôm đã được Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Sóc Trăng giải quyết theo bản án sơ thẩm số 05/2017/KDTM-ST ngày 03/11/2017 và Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng giải quyết theo bản án phúc thẩm số 02/2018/KDTM-PT ngày 01/02/2018 nên nguyên đơn không có quyền khởi kiện theo Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự.

Thứ hai: Đối với yêu cầu Ngân hàng đem các tài sản thế chấp để đảm bảo vốn vay của hợp đồng tín dụng 75 tỷ đồng được ký kết giữa Ngân hàng với Công ty N để bán đấu giá thu hồi nợ theo đúng “Biên bản thỏa thuận” đã được 03 bên ký kết vào ngày 25/8/2010 và ngày 08/8/2011:

Căn cứ các quy định pháp luật hiện hành, Ngân hàng P - Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng phải xử lý nợ vay bằng biện pháp bán nợ cho VAMC. Việc Ngân hàng P - Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng bán khoản nợ vay của HĐTD số 571/HĐTD ngày 18/3/2010 theo Hợp đồng mua bán nợ số 7481/2015/MBN.VAMC1-AGRIBANK và Hợp đồng ủy quyền số 7482/2015/MBN.VAMC1-AGRIBANK là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.

Ngân hàng P - Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều lần làm việc, gần đây nhất là các biên bản làm việc ngày 22/3/2017, ngày 2 1/7/2017, ngày 08/8/2017 với nội dung chính là đôn đốc khách hàng phối hợp đưa tài sản ra xử lý để thu hồi nợ. Theo đó, Ngân hàng đồng ý cho ông Lưu Thống N (đại diện Công ty N) được gia hạn thời gian bán đấu giá các tài sản có liên quan đến nhóm khách hàng đang thế chấp tại Ngân hàng và phía công ty có cam kết đến hết ngày 09/10/2017 nếu chưa thu xếp được nguồn trả nợ cho Ngân hàng thì đưa toàn bộ tài sản ra bán đấu giá công khai để trả nợ ngân hàng hoặc phối hợp với Ngân hàng xử lý nợ theo Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc Hội. Ngày 27/11/2017, Ngân hàng P - Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng đã ký Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản số 287/2017/HĐ-ĐGTS với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Sóc Trăng để đưa tài sản của Công ty N ra bán đấu giá công khai. Đồng thời có văn bản số 2983/NHNoST.KHDN ngày 27/11/2017 thông báo về việc bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ cho Công ty C, nếu Công ty có nhu cầu thì tham gia đấu giá tại Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Sóc Trăng.

Như vậy, Ngân hàng P - Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện việc đưa tài sản thế chấp ra bán đấu giá theo quy định của pháp luật cũng như theo đúng thỏa thuận giữa các bên tại Biên bản thỏa thuận ngày 08/11/2011 và đã có thông báo bằng văn bản cho Công ty C, do đó yêu cầu khởi kiện của Công ty C đối với Ngân hàng là hoàn toàn không phù hợp.

Tại tờ tường trình đề ngày 29/5/2019 người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty Cổ phần N là ông Lưu Quốc V trình bày:

ng ty Cổ phần N và Công ty C có ký với nhau hợp đồng 001/HĐĐT/TSS.2010 ngày 25/5/2010 và các phụ kiện hợp đồng ngày 01/10/2010, ngày 04/01/2011 và ngày 18/02/2011 về việc cung cấp vốn nuôi tôm và bao tiêu sản phẩm. Hợp đồng 001/HĐĐT/TSS.2010 ngày 25/5/2010 này cũng được đem thỏa thuận tại Biên bản thỏa thuận 03 bên. Sau khi ký hợp đồng 001/HĐĐT/TSS.2010 ngày 25/5/2010 đến ngày 31/12/2012, Công ty C đã cung cấp vốn cho Công ty N với tổng số tiền là 177.920.106.168 đồng (bao gồm chuyển tiền mặt, tiền thức ăn nuôi tôm, tiền tôm nguyên liệu và phí sử dụng vốn) và Công ty N đã thanh toán cho Công ty C tổng số tiền là 117.621.938.143 đồng (bao gồm giá trị tôm thương phẩm và thanh toán bằng chuyển khoản, tiền mặt). Công ty N còn nợ lại Công ty Thủy sản sạch số tiền 60.298.168.025 đồng (trong đó Công ty Mỏ Ó có trách nhiệm trả 55.298.168.025 đồng, ông Lưu Quốc V, ông Lưu Thống N liên đới trả 5.000.000.000 đồng). Để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ trên Công ty Mỏ Ó đã đồng ý dùng tài sản của mình để thế chấp bảo đảm cho khoản vay cho Công ty Thủy sản sạch tại Ngân hàng M – Chi nhánh Sóc Trăng đảm bảo cho khoản nợ vay 43.520.000.000 đồng.

Ngày 03/11/2017 Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Sóc Trăng giải quyết theo bản án sơ thẩm số 05/2017/KDTM-ST buộc Công ty N phải thanh toán cho Công ty C số tiền gốc 55.298.168.025 đồng, ông Lưu Quốc V, ông Lưu Thống N liên đới trả 5.000.000.000 đồng. Ngày 01/02/2018 Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng xét xử phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm bản án này hiện nay Cơ quan Thi hành án đang thi hành.

Như vậy toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của Công ty N đối với Công ty C phát sinh từ hợp đồng 001/HĐĐT/TSS.2010 ngày 25/5/2010 đã được xác minh rỏ ràng. Trong số tiền 55.298.168.025 đồng mà Công ty N trả cho Công ty C đã bao gồm số tiền 19.261.456.660 đồng mà Công ty C kiện đòi trong vụ án này. Do đó trong việc này không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của nguyên đơn Công ty C.

Tại phiên tòa Kiểm sát viên phát biểu ý kiến:

- Về tố tụng: Từ khi thụ lý vụ án đến khi Hội đồng xét xử vào nghị án thì Thẩm phán xác định về thẩm quyền, quan hệ pháp luật, tư cách đương sự đúng theo quy định của pháp luật, thời hạn gửi hồ sơ cho Viện kiểm sát cũng đảm bảo. thời hạn chuẩn bị xét xử chưa đúng quy định của pháp luật và Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử, Thư ký cũng chấp hành đúng theo quy định của pháp luật. Đối với đương sự đã chấp hành đúng theo quy định pháp luật.

- Về nội dung: Đối với yêu cầu thứ nhất do tại phiên tòa nguyên đơn rút lại yêu cầu này nên đề nghị Hội đồng xét xử đình chỉ. Đối với yêu cầu thứ hai đề nghị Hội đồng xét xử đình chỉ vì chưa đủ điều kiện khởi kiện.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử (HĐXX) nhận định:

[2] Về tố tụng:

Tại phiên tòa hôm nay ngưởi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn Công ty C là ông Trương Hoài Ph, người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty Cổ phần N là Ông Lưu Quốc V đã được Tòa án triệu tập hợp lệ để tham gia phiên tòa đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt không có lý do. Căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 227, khoản 3 Điều 228 của Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án.

[3] Về phạm vi khởi kiện:

Theo đơn khởi kiện nguyên đơn Công ty C yêu cầu hai nội dung: Thứ nhất là nguyên đơn yêu cầu bị đơn Ngân hàng P phải giải ngân cho Công ty C số tiền bán tôm của Công ty N mà Công ty C đã chuyển vào tài khoản của Công ty N còn lại là 19.261.456.660 đồng. Thứ hai yêu cầu Ngân hàng đem các tài sản thế chấp để đảm bảo vốn vay của hợp đồng tín dụng 75 tỷ đồng được ký kết giữa Ngân hàng với Công ty N để bán đấu giá thu hồi nợ theo đúng “Biên bản thỏa thuận” đã được 03 bên ký kết vào ngày 08/08/2011.

Tại phiên tòa ông Nguyễn Văn Ng và ông Trần Văn H là người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn tự nguyện rút lại một phần yêu cầu khởi kiện. Cụ thể nguyên đơn rút phần yêu cầu buộc Ngân hàng phải giải ngân cho Công ty C số tiền bán tôm của Công ty N mà Công ty C đã chuyển vào tài khoản của Công ty N còn lại là 19.261.456.660 đồng. Chỉ yêu cầu Ngân hàng đem các tài sản thế chấp để đảm bảo vốn vay của hợp đồng tín dụng 75 tỷ đồng được ký kết giữa Ngân hàng với Công ty N để bán đấu giá thu hồi nợ theo đúng “Biên bản thỏa thuận” đã được 03 bên ký kết vào ngày 08/08/2011.

[4] Xét thấy việc rút một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là hoàn toàn tự nguyện và phía bị đơn cũng đồng ý. Căn cứ vào đim c khoản 1 Điều 217 và khoản 2 Điều 244 của Bộ luật tố tụng dân sự. Hội đồng xét xử đình chỉ đối với phần yêu cầu buộc Ngân hàng phải giải ngân cho Công ty C số tiền bán tôm của Công ty N mà Công ty C đã chuyển vào tài khoản của Công ty N còn lại là 19.261.456.660 đồng.

[5] Xét yêu cầu của nguyên đơn về việc buộc Ngân hàng đem các tài sản thế chấp để đảm bảo vốn vay của hợp đồng tín dụng 75 tỷ đồng được ký kết giữa Ngân hàng với Công ty N để bán đấu giá thu hồi nợ theo đúng “Biên bản thỏa thuận” đã được 03 bên ký kết vào ngày 08/08/2011. Thấy rằng:

[6] Theo đơn khởi kiện cũng như trong quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn trình bày: Để tạo nguồn nguyên liệu sạch và ổn định trong hoạt động kinh doanh của công ty, do đó vào các ngày 25/08/2010 và ngày 08/08/2011 giữa đại diện Ngân hàng P – Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng (sau đây gọi tắt là Ngân hàng) cùng đại diện của Công ty Cổ phần N (sau đây gọi tắt là Công ty N) và đại diện Công ty C đã cùng nhau ký kết “Biên bản thỏa thuận” đầu tư vốn lưu động cho Công ty N để cải tạo ao nuôi và nuôi tôm các loại. Theo đó các bên đã thống nhất thỏa thuận Ngân hàng sẽ đầu tư cấp vốn tín dụng 75.000.000.000 đồng (Bảy mươi lăm tỷ đồng), đồng thời giữ tất cả các tài sản thế chấp để bảo đảm nguồn vốn vay tín dụng của Công ty N tại 09 hợp đồng thế chấp (Bao gồm 06 hợp đồng thế chấp số 572/HĐTC, 574/HĐTC, 575/HĐTC, 576/HĐTC, 577/HĐTC và 578/HĐTC cùng ngày 18/03/2010 và 03 Hợp đồng thế chấp số 871/HĐTC ngày 19/04/2010, Hợp đồng thế chấp số 573/HĐTC ngày 22/03/2010 và số 1604/HĐTC ngày 17/06/2010). Do nguyên đơn đã nghe được thông tin là hiện nay bị đơn đã tự đem các tài sản thế chấp trên bán để thu hồi nợ do đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nguyên đơn vì các tài sản thế chấp này có thỏa thuận theo Điều 6 của Biên bản thỏa thuận ngày 08/8/2011 thỏa thuận khi bán tài sản thế chấp ngân hàng thu nợ xong phải ưu tiên thanh toán cho nguyên đơn nên nguyên đơn yêu cầu buộc bị đơn là Ngân hàng đem các tài sản thế chấp để đảm bảo vốn vay của hợp đồng tín dụng 75 tỷ đồng được ký kết giữa Ngân hàng với Công ty N để bán đấu giá thu hồi nợ theo đúng “Biên bản thỏa thuận” đã được 03 bên ký kết vào ngày ngày 08/08/2011.

[7] Bị đơn không đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn với lý do các tài sản thế chấp mà nguyên đơn yêu cầu không liên quan đến nguyên đơn vì các tài sản thế chấp này nằm trong hợp đồng tín dụng số 571/HĐTD ngày 18/3/2010 được ký kết giữa Ngân hàng P – Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng cho Công ty N vay số tiền 75 tỷ đồng và Công ty N đã thế chấp các tài sản trên để đảm bảo cho hợp đồng vay, hiện nay Công ty N chưa thanh toán số tiền 75 tỷ đồng cho Ngân hàng, Ngân hàng cũng chưa khởi kiện Công ty N yêu cầu thanh toán số tiền trên nên chưa phát sinh việc xử lý tài sản thế chấp theo yêu cầu của nguyên đơn. Đồng thời Ngân hàng cũng không vi phạm bất cứ điều khoản nào theo “Biên bản thỏa thuận” đã được 03 bên ký kết vào ngày 08/08/2011.

[8] Xét thấy, tại Điều 6 của Biên bản thỏa thuận v/v đầu tư VLĐ cho Công ty N lập ngày 08/8/2011 có thỏa thuận về tài sản như sau: “Trong tổng giá trị tài sản bảo đảm tiền vay đang thế chấp để đảm bảo cho tất cả các khoản vay của Công ty N tại chi nhánh Ngân hàng P tỉnh Sóc Trăng (bao gồm các hợp đồng bảo đảm tiền vay số 572/HĐTC, 574/HĐTC, 575/HĐTC, 576/HĐTC, 577/HĐTC, 578/HĐTC, ngày 18/3/2010, số 573/HĐTC, ngày 22/3/2010, số 871/HĐTC ngày 19/4/2010, số 1604/HĐTC, ngày 17/6/2010 đã ký giữa chi nhánh Ngân hàng P tỉnh Sóc Trăng, Công ty N và các bên có liên quan). Nếu có rủi ro bất khả kháng xảy ra tài sản thế chấp sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ gốc, lãi, phí (nếu có) của Công ty N tại Ngân hàng P tỉnh Sóc Trăng, giá trị tài sản thế chấp còn lại sẽ được ưu tiên thanh toán nợ của Công ty N đối với các khoản đầu tư của Công ty C tại hợp đồng số 001/HĐĐT/TSS.2010 ngày 25/5/2010 và các phụ kiện hợp đồng kèm theo hợp đồng chính đã ký giữa Công ty N và Công ty C”.

Như vậy, theo nội dung thỏa thuận tại Điều 6 của Biên bản thỏa thuận ngày 08/8/2011 thì nếu có rủi ro bất khả kháng xảy ra tài sản thế chấp sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ gốc, lãi, phí (nếu có) của Công ty N tại Ngân hàng P tỉnh Sóc Trăng, giá trị tài sản thế chấp còn lại sẽ được ưu tiên thanh toán nợ của Công ty N đối với các khoản đầu tư của Công ty C.

[9] Do các hợp đồng bảo đảm tiền vay số 572/HĐTC, 574/HĐTC, 575/HĐTC, 576/HĐTC, 577/HĐTC, 578/HĐTC, ngày 18/3/2010, số 573/HĐTC, ngày 22/3/2010, số 871/HĐTC ngày 19/4/2010, số 1604/HĐTC, ngày 17/6/2010 được ký giữa Chi nhánh Ngân hàng P tỉnh Sóc Trăng, Công ty N và các bên có liên quan Ngân hàng cũng chưa khởi kiện Công ty N yêu cầu thanh toán số tiền trên nên chưa phát sinh việc xử lý tài sản thế chấp theo yêu cầu của nguyên đơn.

Như đã nhận định ở phần [5] [6] [7] [8] [9] yêu cầu này của nguyên đơn là chưa đủ điều kiện khởi kiện theo quy định tại đim g khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự. Do đó, Hội đồng xét xử đình chỉ đối với yêu cầu buộc Ngân hàng đem các tài sản thế chấp để đảm bảo vốn vay của hợp đồng tín dụng 75 tỷ đồng được ký kết giữa Ngân hàng với Công ty N để bán đấu giá thu hồi nợ theo đúng “Biên bản thỏa thuận” đã được 03 bên ký kết vào ngày 08/08/2011.

[10] Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày:

Đối với phần yêu cầu buộc Ngân hàng phải giải ngân cho Công ty C số tiền bán tôm của Công ty N mà Công ty C đã chuyển vào tài khoản của Công ty N còn lại là 19.261.456.660 đồng. Tại phiên tòa nguyên đơn đã tự nguyện rút lại yêu cầu này bị đơn cũng đồng ý nên đề nghị Hội đồng xét xử đình chỉ.

Đối với yêu cầu buộc Ngân hàng đem các tài sản thế chấp để đảm bảo vốn vay của hợp đồng tín dụng 75 tỷ đồng được ký kết giữa Ngân hàng với Công ty N để bán đấu giá thu hồi nợ theo đúng “Biên bản thỏa thuận” đã được 03 bên ký kết vào ngày 08/08/2011. Bị đơn không vi phạm bất cứ điều khoản nào theo biên bản thỏa thuận ngày 08/8/2011, hiện nay phía bị đơn cũng chưa yêu cầu Công ty N thanh toán số nợ 75 tỷ. Đối với các tài sản thế chấp sản thế chấp tính đến thời điểm hiện nay Ngân hàng cũng chưa xử lý được bất kỳ tài sản nào. Phía nguyên đơn chỉ nghi ngờ Ngân hàng đã bán tài sản thế chấp nhưng nguyên đơn không cung cấp được bất cứ tài liệu chứng cứ nào để chứng minh. Do đó nguyên đơn không có quyền khởi kiện yêu cầu này.

Từ những phân tích, nhận định nêu trên nên đề nghị của Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn là có cơ sở chấp nhận.

[11] Xét lời phát biểu của kiểm sát viên tại phiên tòa:

Tại phiên tòa kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án: Đình chỉ đối với phần yêu cầu buộc Ngân hàng phải giải ngân cho Công ty C số tiền bán tôm của Công ty N mà Công ty C đã chuyển vào tài khoản của Công ty N còn lại là 19.261.456.660 đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 244 của Bộ luật tố tụng dân sự và đình chỉ đối với yêu cầu buộc Ngân hàng đem các tài sản thế chấp để đảm bảo vốn vay của hợp đồng tín dụng 75 tỷ đồng được ký kết giữa Ngân hàng với Công ty N để bán đấu giá thu hồi nợ theo đúng “Biên bản thỏa thuận” đã được 03 bên ký kết vào ngày 08/08/2011 với lý do là chưa đủ điều kiện khởi kiện theo điểm g khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự. Từ những phân tích, nhận định nêu trên nên đề nghị của Kiểm sát viên là có căn cứ chấp nhận.

[12] Về án phí dân sự sơ thẩm: Do nguyên đơn Công ty C rút phần yêu cầu buộc Ngân hàng phải giải ngân cho Công ty C số tiền bán tôm của Công ty N mà Công ty C đã chuyển vào tài khoản của Công ty N còn lại là 19.261.456.660 đồng nên tiền tạm ứng án phí của nguyên đơn được trả lại theo quy định tại khoản 3 Điều 218 Bộ luật tố tụng dân sự.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm c, g khoản 1 Điều 217, khoản 3 Điều 218, điểm b khoản 2 Điều 227, khoản 3 Điều 228, khoản 2 Điều 244, Điều 273 và 280 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Tuyên xử:

1. Đình chỉ đối với phần yêu cầu buộc Ngân hàng phải giải ngân cho Công ty C số tiền bán tôm của Công ty N mà Công ty C đã chuyển vào tài khoản của Công ty N còn lại là 19.261.456.660 đồng.

2. Đình chỉ đối với yêu cầu buộc Ngân hàng đem các tài sản thế chấp để đảm bảo vốn vay của hợp đồng tín dụng 75 tỷ đồng được ký kết giữa Ngân hàng với Công ty N để bán đấu giá thu hồi nợ theo đúng “Biên bản thỏa thuận” đã được 03 bên ký kết vào ngày 08/08/2011.

3. Án phí dân sự sơ thẩm:

- Nguyên đơn Công ty C không phải chịu án phí. Hoàn trả lại cho Công ty C số tiền tạm ứng án phí đã nộp 63.630.700đồng theo biên lai thu số 0008545 ngày 15/11/2017 của Chi cục thi hành án dân sự thành phố S, tỉnh Sóc Trăng.

- Bị đơn Ngân hàng P không phải chịu án phí.

Các đương sự có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với đương sự vắng mặt có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết công khai để yêu cầu Toà án nhân dân tỉnh Sóc Trăng xét xử theo thủ tục phúc thẩm. Viện kiểm sát có quyền kháng nghị theo quy định của pháp luật.

Trưng hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự, thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật thi hành án dân sự; Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

402
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 25/2019/DS-ST ngày 27/06/2019 về tranh chấp vi phạm thỏa thuận giữa ba bên

Số hiệu:25/2019/DS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Thành phố Sóc Trăng - Sóc Trăng
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 27/06/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về