Bản án 36/2019/DS-PT ngày 29/08/2019 về tranh chấp thừa kế tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

BẢN ÁN 36/2019/DS-PT NGÀY 29/08/2019 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN

Ngày 29 tháng 8 năm 2019, tại trụ sở, Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 21/2019/TLST-DS ngày 28/02/2019 về tranh chấp về thừa kế tài sản.

Do bản án dân sự sơ thẩm số 17/2018/DS-ST ngày 26/12/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Dương bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 13/2019/QĐ-PT ngày 25 tháng 4 năm 2019; Quyết định hoãn phiên tòa số 22/2019/QĐ-TA ngày 20 tháng 6 năm 2019; Quyết định tạm ngừng phiên tòa số 04/2019/QĐPT-DS ngày 04 tháng 7 năm 2019; Thông báo mở lại phiên tòa số 95/2019/TB-TA ngày 26 tháng 7 năm 2019; Thông báo thay đổi lịch phiên tòa số 100/2019/TB-TA ngày 29 tháng 7 năm 2019; Quyết định tạm ngừng phiên tòa số 05/2019/QĐPT-DS ngày 14 tháng 8 năm 2019 và Thông báo mở lại phiên tòa số 99/2019/TB-TA ngày 21 tháng 8 năm 2019giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Cụ Nguyễn Thị N, sinh năm 1935 (đã chết ngày 09/5/2019);

Đa chỉ: Thôn T, xã T, tp. H, tỉnh Hải Dương.

Người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng: Bà Nguyễn Thị Đ, sinh năm 1963; bà Nguyễn Thị P, sinh năm 1968; bà Nguyễn Thị T, sinh năm 1973; bà Nguyễn Thị T1, sinh năm 1976 và ông Nguyễn Hữu P1, sinh năm 1966;

Đu có địa chỉ: Thôn T, xã T, tp. H, tỉnh Hải Dương.

2. Bị đơn: Ông Nguyễn Hữu P1, sinh năm 1966; Địa chỉ: Thôn T, xã T, tp. H, tỉnh Hải Dương.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

+ Bà Nguyễn Thị Đ, sinh năm 1963;

+ Bà Nguyễn Thị P, sinh năm 1968;

+ Bà Nguyễn Thị N1, sinh năm 1971;

+ Bà Nguyễn Thị T, sinh năm 1973;

+ Bà Nguyễn Thị T1, sinh năm 1976;

+ Ông Nguyễn Huy K, sinh năm 1969

+ Bà Cao Thị C, sinh năm 1972;

+ Ông Phạm Văn S và bà Nguyễn Thị C1

Đều có địa chỉ: Thôn T, xã T, tp. H, tỉnh Hải Dương.

4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Đ, bà P, bà T và bà T1:

Luật sư Vũ N2 – Văn phòng luật sư H thuộc Đoàn luật sư tỉnh Hải Dương.

Trú tại: Số 142 N, thành phố H, tỉnh Hải Dương.

Ti phiên tòa, bà Đ, bà P, bà T, bà T1, ông P1, ông N2 có mặt. Các đương sự khác vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo bản án sơ thẩm số 17/2018/DS-ST ngày 26/12/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, vụ án có nội dung tóm tắt như sau:

Theo các tài liệu có trong hồ sơ cụ Nguyễn Thị N trình bày: Cụ N và cụ Nguyễn Hữu Đ1 kết hôn năm 1956; hai người sinh được 5 người con là bà Nguyễn Thị Đ, ông Nguyễn Hữu P1, bà Nguyễn Thị P, bà Nguyễn Thị T và bà Nguyễn Thị T1. Hai cụ không có con riêng và con nuôi. Ngày 22/02/2001, cụ Nguyễn Hữu Đ1 chết, không để lại di chúc, không để lại nghĩa vụ về tài sản. Quá trình chung sống, hai cụ tạo lập được khối tài sản là nhà 4 gian nhà cấp 4, lợp ngói hiện nay cụ N đang sinh sống tại đó xây dựng năm 1982 tại thửa đất số 334 tờ bản đồ số 3 ở thôn T, xã T, tp. H, tỉnh Hải Dương.

Năm 2006, ông P1 và bà N1 tự làm thủ tục và được UBND huyện G, tỉnh Hải Dương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tên ông P1 và bà N1. Tại bản án số 01/2016/HCST ngày 08/9/2016 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Dương, đã hủy GCNQSD đất tên ông P1 bà N1 do UBND huyện G ký cấp ngày 30/12/2007.

Quá trình sử dụng đất xác định năm 2001, ông P1 xây 3 gian nhà mái bằng 1,5 tầng và 1 nhà bếp quay về hướng Đông (phần đất mặt đường), các con trong gia đình đều biết ông P1 bà N1 xây nhà, đến năm 2008 ông P1 bà N1 tiếp tục xây cơi nới 1 gian ở phía Bắc chắn lối đi vào gian nhà trong của cụ N; năm 2014 ông P1 bà N1 xây thêm công trình mới là nhà ăn. Năm 2013, bà T đã xây dựng nhà giáp nhà phía sau cụ N đang ở, mọi người đều biết, nhất trí để bà T xây dựng nhà trên đất để chăm sóc cụ N.

Nay cụ N yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung giữa cụ và cụ Đ1 và chia phần tài sản thừa kế của cụ Đ1 để lại. Theo sổ mục kê và bản đồ địa chính 299 thì diện tích đất thổ cư là 785m2 và 150m2 đất ao; theo thực tế đo đạc thì diện tích đất là 1234,3m2 nên thay đổi yêu cầu khởi kiện cụ thể: Phân chia theo diện tích đất thực tế đo đạc là 1234,3m2 trong đó 785m2 là đất ở và 449,3m2 đất trồng cây lâu năm; Chia di sản thừa kế của cụ Nguyễn Hữu Đ1 là ½ diện tích đất và tài sản trên đất trong khối tài sản chung của vợ chồng cụ N, cụ Đ1 tại thửa đất số 334 tờ bản đồ số 3 Thôn T, xã T, tp. H, tỉnh Hải Dươngtheo pháp luật; còn ½ diện tích đất và tài sản trên đất thuộc quyền sử dụng của cụ N và đề nghị được hưởng phần diện tích trên đất có nhà cụ đang sinh sống và các tài sản chung khác của vợ chồng trên đất được tiếp tục sử dụng. Kỷ phần của cụ N được hưởng trong phần di sản của cụ Đ1 để lại, cụ cho các con và chia đều cho các con phần tài sản này. Cụ N xác định phần diện tích trên đất có nhà và công trình của ông P1 bà N1 xây dựng là phần di sản của cụ Đ1 để lại. Về diện tích đất ở chia đều cho các con; Ông P1 bà N1 đã xây dựng nhà trên diện tích đất thì được tiếp tục sử dụng, không phải là tài sản của 2 cụ và các đồng thừa kế khác; phần diện tích đất còn lại đề nghị chia cho 4 người con gái bằng hiện vật. Phần tài sản của cụ N và các hàng thừa kế khác giá trị hưởng ít hơn thì ông P1 phải trả chênh lệch bằng tiền. Đối với nhà xây của bà T trên phần diện tích của cụ N không phải là tài sản chung của cụ N, cụ Đ1 nên không đề nghị tòa án giải quyết. Vị trí đất nhà cụ và 4 bà Đ, P, T, T1 cần ngõ đi chung nên để ngõ đi chung, gia đình ông P1 ở mặt đường mở cổng đi riêng.

- Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, ông Nguyễn Hữu P1 trình bày: Bố mẹ ông là cụ Nguyễn Thị N và cụ Nguyễn Hữu Đ1, hai cụ sinh được 5 người con đúng như cụ N trình bày. Bố mẹ ông không có con riêng, không có con nuôi. Ngày 22/02/2001, cụ Nguyễn Hữu Đ1 chết, không để lại di chúc, không để lại nghĩa vụ về tài sản. Bố mẹ ông có thửa đất đúng như cụ N đã trình bày. Năm 1989 vợ chồng ông P1, bà N1 ra ăn riêng, khi đó cụ Đ1 còn sống có di chúc miệng cho ông toàn bộ thửa đất này và nói vợ chồng ông bà lên khu đất trên để xây nhà ở, vợ chồng ông xây nhà ở, công trình phụ tường bao và sinh sống ổn định trên nhà đất này, phần diện tích còn lại phía sau làm vườn có thu nhập để hương hỏa cho các cụ. Nay cụ N yêu cầu chia thừa kế ông không nhất trí yêu cầu khởi kiện của cụ N. Trên đất còn có nhà của cụ N, cụ Đ1 xây dựng năm 1982 và 01 nhà xây mái bằng do bà T tự ý xây năm 2013. Nếu vụ án phải giải quyết, về phần tường bao xây chung với gia đình ông S, ông K có quyền lợi của vợ chồng ông nên ai sử dụng phần đất này trả cho vợ chồng ông bằng giá trị tiền. Hàng năm ông trực tiếp đóng thuế đất từ năm 2001 đến năm 2017, đề nghị xem xét quyền lợi công sức cho ông. Các tài sản khác tường bao phía trước nhà hướng tây nam, cổng, 02 cây nhãn không liên quan đến cụ N và các con khác. Đối với các tài sản trên đất do vợ chồng ông xây dựng đề nghị tiếp tục được sử dụng.

Bà Nguyễn Thị N1 trình bày: Bà nhất trí phần trình bày của ông P1 và ủy quyền cho ông P thay bà quyết định giải quyết vụ án cho đến khi giải quyết xong vụ án.

Bà Nguyễn Thị Đ, bà Nguyễn Thị P, bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị T1 trình bày: Nhất trí toàn bộ yêu cầu khởi kiện, khởi kiện bổ sung, thay đổi của cụ N và người đại diện theo ủy quyền của cụ N. Chia di sản thừa kế của cụ Đ để lại. Ông P1 bà N1 đã xây dựng nhà trên diện tích đất thì được tiếp tục sử dụng, đây không phải là tài sản của 2 cụ và các bà; ông P1 hưởng nhiều hơn kỷ phần ông P được hưởng thì trả chênh lệch tiền cho cụ N và các bà. Các bà nhất trí nhận kỷ phần của cụ Đ1 để lại được cụ N cho và nhất trí được sử dụng phần diện tích đất ở vị trí sau nhà ông P1, bà N1. Còn ½ diện tích đất và tài sản trên đất phía trong thuộc quyền sở hữu của cụ N và trên đất có nhà cụ đang sinh sống và các tài sản chung khác của 2 cụ trên đất (nếu có) thì cụ tiếp tục sử dụng. Đối với nhà xây của bà T trên phần diện tích của cụ N không phải là tài sản chung của cụ N và cụ Đ1. Do đất của cụ N và bà Đ, bà P, bà T, bà T1 ở phía trong cần có ngõ đi vào nên cần để ngõ đi chung vào đất để cụ N và 4 bà được sử dụng chung. Các tài sản định giá không còn giá trị không phân chia.

Ý kiến của ông Nguyễn Huy K và bà Cao Thị C: Phần tường bao giáp giữa 2 nhà xây trên đất của gia đình ông K, phần móng tường do gia đình ông xây năm 1997, còn phần tường phía trên do ông P1 xây dựng khoảng năm 2007, hai gia đình sử dụng chung không có tranh chấp mốc giới.

Ý kiến của ông Phạm Văn S và bà Nguyễn Thị C1: Phần tường bao giáp giữa đất nhà ông bà và cụ N do ông P1 xây dựng chung cùng ông bà năm 2006, hai gia đình sử dụng chung, ai sử dụng thì trả tiền xây tường cho ông P1, còn gia đình ông sẽ tiếp tục sử dụng chung với người được giao đất. Hai gia đình sử dụng chung không có tranh chấp mốc giới.

Tại bản án dân sự sơ thẩmsố 17/2018/DS-ST ngày 26/12/2018, Tòa án nhân dân thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dươngáp dụngcác Điều 609, 611, 612, 613, 614, 623, 649, 650, 651, 660 Bộ luật dân sự; khoản 5 Điều 26; Điều 147, Điều 173; Điều 271; Điều 273; khoản 2 Điều 227, Điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự; Luật phí và lệ phí số 97 ngày 25-11-2015; điểm đ khoản 1 Điều 12, Điều 26, Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 về án phí và lệ phí Tòa án:

1. Không chấp nhận yêu cầu của ông Nguyễn Hữu P1 về việc không nhất trí yêu cầu khởi kiện của cụ Nguyễn Thị N.

2. Xác định tài sản chung hợp nhất của cụ Nguyễn Thị N và cụ Nguyễn Hữu Đ bao gồm diện tích thực tế là 1234,3m2 bao gồm 785m2 đất ở, 449,5m2 đất trồng cây lâu năm và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 334 tờ bản đồ số 3, địa chỉ: Thôn T, xã T, tp. H, tỉnh Hải Dương. Xác định phần công sức của ông Phong, bà Nghiệm là 6.466.000đ.

3. Giá trị tài sản chung của cụ Đ1 và cụ N còn lại là 2.286.384.000đ.

4. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của cụ Nguyễn Thị N:

- Xác định một phần hai giá trị là tài sản của cụ N = 1.143.192.000đ tương đương với 392,5m2 đất ở; 224,65m2 đất trồng cây lâu năm và tài sản trên đất.

- Di sản của cụ Đ1 là ½ giá trị tài sản chung = 1.143.192.000đ. Chia đều cho 6 người thừa kế, mỗi suất thừa kế chia theo pháp luật: 1.143.192.000đ : 6 = 190.532.000đ.

5. Chấp nhận sự tự nguyện của cụ N cho 5 người con kỷ phần cụ được hưởng của cụ Đ1. Ông P1, bà Đ, bà P, bà T, bà T1 mỗi người được hưởng 190.532.000đ :5 = 38.106.400đ.

6. Bà Đ, bà P, bà T1, bà T mỗi người được hưởng là 228.638.400đ tương đương với 78,5m2 đất ở và 44,93m2 đất trồng cây lâu năm, giá trị tài sản trên đất.

Ông P1 được hưởng là 228.638.400đ tương đương với 78,5m2 đất ở và 44,93m2 đất trồng cây lâu năm, giá trị tài sản trên đất và tiền công sức 6.466.000đ bằng 235.104.400đ.

7. Chia cho cụ Nguyễn Thị N được hưởng quyền sử dụng đất ở vị trí thửa thứ 3 gồm 392,5m2 đất ở trị giá 628.000.000đ; 152m2 đất trồng cây lâu năm trị giá 167.200.000đ và ½ diện tích đất ngõ đi 72,65m2 trị giá là 107.965.000đ = 903.165.000đồng thuộc thửa đất số 334 tờ bản đồ số 3 tại Thôn T, xã T, tp. H, tỉnh Hải Dương. Cụ N được quyền sở hữu tài sản trên đất được chia gồm 02 giường gỗ lim, kích thước 1,5m x 2,0m, mua năm 1980 giá trị là: 500.000đ; 01 tủ gỗ lim kích thước mua năm 1980 giá trị là: 300.000đ; 01 quạt trần Trung Quốc đã cũ giá trị là: 50.000đ; 01 quạt cây Việt Nam mua 2013 giá trị 100.000đ; 01 phản gỗ lim, dày 5cm: 1.500.000đ; 01 cây mít 240.000đ; 01 Cây trứng gà 350.000đ; 01 cây doi 310.000đ; 01 cây nhãn đường kính tán là 2,5m: 350.000đ. 01 cây mẫu đơn 300.000đ. 01 Cây nhãn đường kính tán là 3m: 650.000đ. 01 cây nhãn đường kính tán là 2m: 350.000đ; 02 cây nhãn đường kính tán là 5m, mỗi cây là: 1.500.000đ. Tổng cộng cụ N được quyền sở hữu, sử dụng tài sản là 911.165.000đ (có sơ đồ kèm theo).

8. Chấp nhận sự thỏa thuận của bà Đ, bà P, bà T, bà T1:

Chia cho bà Nguyễn Thị Đ được quyền sử dụng 80,32m2 đất ở trị giá 128.512.000đ tại vị trí thửa thứ 2 diện tích ngõ đi chung 18,1625m2 trị giá 26.991.250đ; cộng là 155.903.250đ và 01 gốc táo, cao 1m, giá trị là: 400.000đ thuộc thửa đất số 334 tờ bản đồ số 3 tại Thôn T, xã T, tp. H, tỉnh Hải Dương (có sơ đồ kèm theo).

Chia cho bà Nguyễn Thị P, bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị T1 được quyền sử dụng diện tích 149,18m2 trị giá 238.688.000đ tại vị trí thửa thứ 2; diện tích ngõ đi chung trị giá 80.973.750đ; 02 cây táo ta trị giá mỗi cây là 400.000đ; 01 cây na 420.000đ; cộng là 320.881.750đ thuộc thửa đất số 334 tờ bản đồ số 3 tại Thôn T, xã T, tp. H, tỉnh Hải Dương (có sơ đồ kèm theo).

Buộc bà Nguyễn Thị Đ có trách nhiệm thanh toán chênh lệch tài sản cho bà P, bà T, bà T1 số tiền là 36.712.000đ.

9. Chia cho ông Nguyễn Hữu P tiếp tục được quyền sử dụng đất tại vị trí thứ 1 diện tích là 315m2 gồm 163m2 đất ở và 152m2 đất trồng cây lâu năm trị giá 904.900.000đ; các tài sản bao gồm nhà ở và công trình phụ của ông P1, bà N1 đã xây dựng và cây cối do ông P1, bà N1 trồng trọt thuộc thửa đất số 334 tờ bản đồ số 3 tại Thôn T, xã T, tp. H, tỉnh Hải Dương (có sơ đồ kèm theo).

Buộc ông P1, bà N1 có trách nhiệm thanh toán chênh lệch tài sản cho cụ Nguyễn Thị N: 232.027.000đ;

Buộc ông P1, bà N1 có trách nhiệm thanh toán chênh lệch tài sản cho bà Đ, bà P, bà T, bà T1 là 437.768.600đ; mỗi người là 109.442.150đ.

10. Chia cho cụ Nguyễn Thị N, bà Nguyễn Thị Đ, bà Nguyễn Thị P, bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị T1 được sử dụng chung diện tích ngõ đi là 145,3m2 (bao gồm phần sân trạt ngõ đi và các cây cối trên đất) thuộc thửa đất số 334 tờ bản đồ số 3 tại Thôn T, xã T, tp. H, tỉnh Hải Dương (có sơ đồ kèm theo).

11. Chia cho cụ Nguyễn Thị N, bà Nguyễn Thị P, bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị T1 và gia đình ông Nguyễn Huy K sử dụng chung phần tường bao chung giáp gianh giữa 2 bên.

12. Chia cho cụ Nguyễn Thị N, bà Nguyễn Thị Đ, bà Nguyễn Thị P, Nguyễn Thị T, Nguyễn Thị T1 và gia đình ông Phạm Văn S được sử dụng chung phần tường bao với đất ngõ đi chung giáp gianh giữa 2 bên.

13. Ông Nguyễn Hữu P1 và bà Nguyễn Thị N1 có trách nhiệm tháo dỡ 01 lán tạm lợp Proximang xây gạch ba banh và 2 cánh cổng sắt cũ để trả lại phần đất ngõ đi chung cho cụ Nguyễn Thị N, bà Đ, bà P, bà T, bà T1.

Chấp nhận sự tự nguyện của cụ Nguyễn Thị N, bà Đ, bà P, bà T, bà T1 không phân chia tài sản định giá không còn giá trị là 01 nhà bếp, xây dựng năm 1980, giá trị: 0đồng; 01 nhà kho, nhà bếp: cấp IV, xây dựng năm 1987, giá trị: 0đồng; Phần tường rào, bể nước trong sân, lán Fibroximăng xây tường gạch ba banh, xây dựng hơn 30 năm, giá trị 0 đồng.

Đi với 01 giếng đã cũ, hỏng thuộc phần ngõ đi chung không yêu cầu, tòa án không xem xét, giải quyết.

Ngoài ra, Bản án còn quyết định về gianh giới diện tích đất các đương sự được chia; thi hành án, án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 19/01/2019, ông Nguyễn Hữu P1 có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Ông P đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm.

Tại phiên tòa phúc thẩm: Bà Đ, bà P, bà T, bà T1 là những người kế thừa quyền và nghĩa vụ của cụ N đồng thời là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; gười bảo vệ quyền và lợi ích của bà Đ, bà P, bà T, bà T1 trong vụ án xác định giữ nguyên yêu cầu khởi kiện và đồng ý với bản án sơ thẩm đã tuyên. Đề nghị HĐXX phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm vì Bản án hành chính sơ thẩm số 01/2016/HCST ngày 08/9/2016 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Dương đã hủy GCNQSDĐ cấp cho ông P1, bà N1. Không có tài liệu, căn cứ nào xác định cụ N và cụ Đ1 đã cho ông P1, bà N1 phần đất mà ông P1, bà N1 xây nhà, công trình trên đất.

- Ông P1 xác định vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo, đề nghị Tòa án xác định phần diện tích vợ chồng ông đang quản lý đã được cụ N và cụ Đ1 cho từ năm 1989, vợ chồng ông đã xây dựng khuôn viên, nhà và các công trình khác trên đất, các cụ cùng các chị em của ông không ai có ý kiến gì. Đề nghị Tòa án xác định phần diện tích đất các cụ đã cho là của vợ chồng ông.Ông P1 xác định đối với yêu cầu kháng cáo về quản lý, tôn tạo toàn bộ diện tích đấtđã tự nguyện rút yêu cầu theo Biên bản lấy lời khai ngày 11/4/2019.

Đi diện VKSND tỉnh Hải Dương phát biểu quan điểm:Về việc tuân thủ pháp luật:Từ khi thụ lý vụ án, trong quá trình chuẩn bị xét xử và tại phiên tòa, Thẩm phán, Hộiđồngxét xử, thư ký và các đương sự tham gia phiên tòa tuân thủ đúng quy định của pháp luật tố tụng; về hướng giải quyết vụ án:Xét kháng cáo của ông Phong thì thấy, ông P1 và bà N1 xây dựng nhà và các công trình trên đất không có khuôn viên rõ ràng. Mặt khác, GCNQSDĐ cấp cho ông P1 và bà N1 đã bị TAND thành phố Hải Dương hủy theo Bản án 01/2016/HCST ngày 08/9/2016. Do đó, không có căn cứ xác định cụ N và cụ Đ1 đã cho ông P1 thửa đất. Vì vậy, đề nghị HĐXX không chấp nhận kháng cáo của ông P1. Do cấp phúc thẩm xác định lại diện tích thực tế ông P1, bà N1 đang sử dụng tăng lên 21m2, nên ông P1 phải thanh toán giá trị chênh lệch cho các đồng thừa kế khác. Đề nghị HĐXX áp dụng khoản 2 Điều 308, Điều 309 BLTTDS sửa bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, được thẩm tra tại phiên tòa; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1]Về tố tụng: Ngày 18/01/2019, TAND thành phố Hải Dương giao bản án sơ thẩm cho ông P1, bà N1. Ngày 19/01/2019, ông P1 kháng cáo. Hội đồng xét xử căn cứ Điều 273 BLTTDS xác định kháng cáocủa ông P1 là hợp lệ và được xem xét theo trình tự phúc thẩm.

Nhng người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị N1, Nguyễn Huy K, bà Cao Thị C, ông Phạm Văn S và bà Nguyễn Thị C1 vắng mặt đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai. Căn cứ Điều 296 của Bộ luật tố tụng dân sự, HĐXX quyết định xét xử vụ án vắng mặt các đương sự trên.

[2] Xét kháng cáo của ông P thì thấy:

[2.1] Về thời điểm mở thừa kế, căn cứ giấy chứng tử của cụ Nguyễn Hữu Đ1, xác định cụ Đ1 chết ngày 22/02/2001, nên thời điểm mở thừa kế chia di sản thừa kế của cụ Đ là ngày 22/02/2001.

[2.2] Về thời hiệu khởi kiện: Ngày 20/10/2017, cụ Nguyễn Thị N khởi kiện chia di sản thừa kế phần tài sản của cụ Đ1 và tài sản chung vợ chồng nên theo quy định tại Điều 623 của Bộ luật dân sự thì yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Đ1 còn trong thời hiệu khởi kiện.

[2.3] Về việc kế thừa quyền nghĩa vụ tố tụng: Trong quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm, ngày 09/5/2019, nguyên đơn cụNguyễn Thị N chết. Căn cứ vào khoản 1 Điều 74 BLTTDS, xác định những người trong hàng thừa kế thứ nhất của cụ Ng là bà Đ, bà P, bà T, bà T1 và ông P1 người kế thừa quyền nghĩa vụ tố tụng. Tuy nhiên, do ông P1 là bị đơn trong vụ án, nên HĐXX xác định bà Đ, bà P, bà T và bà T1 là những người thực hiện quyền tố tụng của nguyên đơn tại phiên tòa.

[2.4] Về hàng thừa kế: Tài liệu có trong hồ sơ và lời khai thống nhất của các đương sự thì cụ Nguyễn Thị N và cụ Nguyễn Hữu Đ1 có 5 người con, không có con riêng, không có con nuôi. Do vậy, xác định những người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ nhất gồm cụ Nguyễn Thị N, bà Nguyễn Thị Đ, ông Nguyễn Hữu P1, bà Nguyễn Thị P, bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị T1 theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 của Bộ luật dân sự.

[2.5] Về di sản thừa kế: HĐXX xét thấy khi còn sống cụ Đ1 và cụ N có nhà đất tại thôn T, xã T, thành phố H căn cứ vào số đăng ký ruộng đất và bản đồ địa chính lập theo chỉ thị 299/TTg tại tờ bản đồ số 07 thửa đất số 195 diện tích 785m2 loại đất thổ cư (T) và thửa 192 diện tích 150m2 loại đất Ao. Năm 2002 đổi thành thửa đất số 334 tờ bản đồ số 3 diện tích 1181m2 gồm 700m2 đất ở và 481m2 đất TCLN. Thửa đất trên đã được UBND huyện G cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 30/12/2007, diện tích 1181m2 gm 700m2đất ở và 481m2đất TCLN mang tên ông Nguyễn Hữu P1, bà Nguyễn Thị N1. Tuy nhiên, GCNQSDĐ trên đã bị hủy theo Bản án hành chính sơ thẩm số 01/2016/HCST ngày 18/9/2016 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Dương vì có vi phạm trong trình tự thủ tục cấp GCNQSDĐ và xác định thửa số 334 tờ bản đồ số 3 là của cụ Đ, cụ N. Theo Biên bản xem xét thẩm định tại chỗ tại Tòa án cấp sơ thẩm xác định diện tích hiện trạng là 1234,3m2. Các đương sự cũng thừa nhận về diện tích đất đang sử dụng không có tranh chấp với các hộ xung quanh, các hộ giáp gianh xác định không có tranh chấp với hộ cụ N, sử dụng đúng ranh giới, mốc giới thửa đất. Căn cứ vào ý kiến của cơ quan chuyên môn về quản lý đất đai xác định là sai số do đo đạc trong các lần đo đạc quản lý đất đai, gia đình cụ N sử dụng đúng ranh giới, mốc giới thửa đất và xác định tài sản của cụ Đ1, cụ N theo hiện trạng thực tế là 1234,3m2. Theo quy định tại Điều 100, Điều 103 Luật đất đai, Quyết định số 22/2018/QĐ-UBND ngày 01/10/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc ban hành Quy định hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương; hồ sơ lưu trữ về địa chính của xã T nên xác định thửa đất này bao gồm diện tích 785m2 đất ở và 449,3m2 là đất trồng cây lâu năm.

[2.6] Quá trình sử dụng đất, cụ N và cụ Đ1 tạo lập được khối tài sản là nhà 4 gian nhà cấp 4, lợp ngói năm 1982. Năm 1989, ông P1 bà N1 được các cụ cho ra xây dựng ngôi nhà cấp 4 ở phần trên (giáp đường) để ở riêng. Năm 2001, ông P xây 3 gian nhà mái bằng 1,5 tầng và 1 nhà bếp quay về hướng Đông (phần đất mặt đường), các con trong gia đình đều biết ông P1 bà N1 xây nhà. Đến năm 2008 ông P1 bà N1 tiếp tục xây cơi nới 1 gian ở phía Bắc. Năm 2014 ông P1 bà N1 xây thêm công trình mới là nhà ăn. Xem xét yêu cầu của cụ N, bà Đ, bà P, bà T và bà T1 xác định toàn bộ thửa số 334 tờ bản đồ số 3 là của cụ Đ1, cụ N thấy rằng: Mặc dù các cụ Đ1 và N không có văn bản xác định tặng cho ông P1, bà N1 phần đất phía trên diện tích 336m2 mà ông P1, bà N1 đang sử dụng, nhưng trên thực tế khi các cụ còn sống đã cho ông P1, bà N ở riêng từ năm 1989, và ông P1, bà N1 đã xây dựng khuôn viên riêng, tường bao, sân, xây nhà cấp 4, sau đó xây nhà 3 gian nhà mái bằng 1,5 tầng và 1 nhà bếp. Các cụ Đ1, N cũng như bà Đ, bà P, bà T và bà T1 không có ý kiến phản đối từ năm 1989. Căn cứ vào kết quả xem xét thẩm định tại chỗ tại cấp phúc thẩm xác định phần diện tích ông P1, bà N1 thực tế đang sử dụng là 336m2trên đất có nhà, công trình, sân và các công trình khác. Cấp sơ thẩm không đánh giá thực tế sử dụng đất của ông P1, bà N1, mà cho rằng không có văn bản tặng cho của cụ N và cụ Đ1 và căn cứ và Bản án số 01/2016/HCST ngày 08/9/2016, của TAND thành phố Hải Dương về việc hủy GCNQSDĐ của ông P1, bà N1 để xác định toàn bộ diện tích đất là tài sản chung của cụ N và cụ Đ1 là không phù hợp, từ đó buộc ông P1 và N1 phải thanh toán tiền chênh lệch tài sản là không đúng, ảnh hưởng đến quyền lợi của ông P1 và bà N1. Trong trường hợp này, cần áp dụng tinh thần của Án lệ số 03 của Hội đồng thẩm phán TANDTC để phải công nhận việc cụ N và cụ Đ1 tặng cho ông P1, bà N1 phần diện tích đất thực tế đang sử dụng. Do đó, HĐXX chấp nhận kháng cáo của ông P1 sửa bản án sơ thẩm và xác định diện tích 336m2 nm trong diện tích 1234,3m2 đã được cụ Đ1 và cụ N cho ông P1 và N1, do đó không phải là tài sản, di sản của cụ N và cụ Đ1.

[3] HĐXX xét thấy Bản án hành chính sơ thẩm 01/2016/HCST ngày 08/9/2016 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Dương đã nhận định và quyết định trong bản án về nội dung “xác định thửa đất số 334 tờ bản đồ số 03 nêu trên là của cụ Nguyễn Hữu Đ1 và cụ Nguyễn Thị Ni”là không phù hợp, vượt quá yêu cầu, phạm vi giải quyết của vụ án hành chính.

[4] Đối với yêu cầu của bị đơn ông Nguyễn Hữu P1 xác định phần vườn phía sau nhà của ông P1, bà N1 đã được cụ N và cụ Đ1 cho, sau đó ông đã xây khuôn viên. Tuy nhiên, qua xem xét thẩm định tại chỗ xác định phần vườn trên nằm phía trước nhà của cụ N và cụ Đ1, phần tường xây dựng chỉ là để ngăn cách vườn với sân của các cụ. Trên đất có cây táo, cây mít là của cụ N và cụ Đ1. Do đó, không chấp nhận ý kiến của ông P1. Hội đồng xét xử xác định phần vườn phía sau nhà ở của ông P1 bà N1 là tài sản chung của cụ N và cụ Đ1. Như vậy, phần diện tích 601m2 đất ở và 297,3m2 đất trồng cây lâu năm tại thửa đất số 334 tờ bản đồ số 3 là tài sản chung hợp nhất của cụ Nguyễn Hữu Đ1 và cụ Nguyễn Thị N.

[5] Căn cứ kết quả định giá của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng dân sự xác định giá đất ở, đất trồng cây lâu năm nên trị giá về đất như sau: Về đất tại vị trí 1: 163m2 đất ở x 3.500.000đ/m2 =570.500.000đ; 152m2 đất trồng cây lâu năm x 2.200.000đ/m2= 334.400.000đ;Về đất tại vị trí 2: 229,5m2 đất ở x 1.600.000đ/m2 = 367.200.000đ;Về đất tại vị trí 3: 392,5m2 đất ở x 1.600.000đ = 628.000.000đ; 152m2 đất trồng cây lâu năm x 1.100.000đ/m2 = 167.200.000đ;Về đất ngõ: (51m2 x 2.200.000đ/m2) + (94,3m2 x 1.100.000đ/m2) = 215.930.000đ.Trị giá về đất là 2.283.230.000đ(bao gồm cả phần diện tích mà cụ Đ1 và cụ N đã cho ông P1 và N1).

[6] Trị giá về đất của cụ N và cụ Đ1 sau khi đã trừ phần diện tích cho ông P1, bà N1 còn lại như sau: Đất ở 601m2 x 1.600.000đ/m2 = 961.600.000đ; Đất trồng cây lâu năm ở vị trí 1 là 51m2 x 2.200.000đ/m2 = 112.200.000đ; Đất trồng cây lâu năm vị trí 3 (152m2 + 94,3m2) x 1.100.000đ/m2 = 270.930.000đ. Tổng là 1.344.730.000đ.

[7] Các tài sản trên đất là tài sản chung của cụ N, cụ Đ1 gồm: 01 Nhà ở, cấp IV, xây dựng năm 1982, diện tích 60,7m2. Giá trị nhà là: 0đồng; 01 nhà bếp, xây dựng năm 1980, giá trị: 0đồng; 01 nhà kho, nhà bếp: cấp IV, xây dựng năm 1987, giá trị: 0đồng; Sân trước nhà chính xây dựng 1982, giá trị là: 0đồng; Phần tường rào, bể nước trong sân, lán Fibroximăng xây tường gạch ba banh, xây dựng hơn 30 năm. giá trị 0đồng; 02 cây táo ta trị giá mỗi cây là: 400.000đ. 01 cây Na: 420.000đ; 01 cây mít, giá trị là: 240.000đ; 01 cây trứng gà, giá trị là: 350.000đ. 01 cây doi, giá trị là: 310.000đ; 01 cây nhãn: đường kính tán là 2,5m, giá trị là: 350.000đ; 01 cây mẫu đơn, giá trị là: 300.000đ; 01 cây nhãn: đường kính tán là 3m, giá trị là:

650.000đ; 01 cây nhãn: đường kính tán là 2m, Giá trị là: 350.000đ; 02 cây nhãn: đường kính tán là 5m, mỗi cây giá trị là: 1.500.000đ; 01 Táo: gốc táo, cao 1m, giá trị là: 400.000đ. Tổng bằng 7.170.000đ.

[8] Các tài sản khác: 02 giường gỗ lim, kích thước 1,5m x 2,0m, mua năm 1980 giá trị là: 500.000đ ; 01 tủ gỗ lim kích thước mua năm 1980 giá trị là: 300.000đ; 01 quạt trầnTrung Quốc đã cũ giá trị là: 50.000đ; 01 quạt cây Việt Nam mua 2013 giá trị là: 100.000đ; 01 phản gỗ lim, dày 5cm, kích thước 1,35m x 1,83m, mua năm 1980 giá trị là: 1.500.000đ; bằng 2.450.000đ;

Tng giá trị cây cối và tài sản trên đất là 9.620.000đ.

Như vậy, tổng giá trị tài sản là đất và tài sản khác là 1.354.350.000đ.

[9] Trong quá trình sử dụng đất và ở trên thửa đất này, ông P1, bà N1 đã xây tường bao chung giáp đất gia đình ông S trị giá 3.708.000đ; ông K 1.644.000đ mỗi bên được sử dụng giá trị ½ do đó ông P1, bà N1 được hưởng ½ giá trị trên là 2.676.000đ; tiền trạt ngõ đi 1.620.000đ; đóng tiền thuế đất hàng năm từ năm 2002 đến năm 2017 là 2.170.000đ nên xác định ông P1, bà N1 có công sức đóng góp tôn tạo thửa đất là 6.466.000đ. Nên tài sản chung của cụ N1 và cụ Đ1 còn lại tổng trị giá là: 1.354.350.000đ - 6.466.000đ= 1.347.884.000đ.

[10] Hội đồng xét xử xét thấy phần diện tích 601m2 đất ở và 297,3m2 đt trồng cây lâu năm (nằm trong tổng diện tích 1234,3m2) và các tài sản trên phần đất tại thửa đất số 334 tờ bản đồ số 3 là tài sản chung hợp nhất của cụ Nguyễn Hữu Đ1 và cụ Nguyễn Thị N. Căn cứ yêu cầu khởi kiện của cụ N, để thực hiện việc chia di sản thừa kế của cụ Đ1, Hội đồng xét xử xác định phần tài sản của cụ N là 300,5m2 đất ở; diện tích 148,65 m2 đất trồng cây lâu năm và giá trị tài sản trên đất trị giá là 673.942.000đ của cụ N. Tuy nhiên, đối với phần diện tích của cụ N, sau khi cụ Đ1 mất năm 2001, thì đến năm 2013, cụ N có đồng ý cho bà T đã xây dựng nhà mái bằng và hiên lợp tôn với diện tích 67,7m2 nhà giáp nhà phía sau cụ N đang ở. Do đó, HĐXX xác định phần diện tích 67,7m2 mà bà T xây dựng nhà, mái tôn phía trước là do cụ N cho trong phần tài sản của cụ N được chia.

[11] Cụ Đ1 đã chết nên di sản thừa kế của cụ Đ1 để lại là ½ tài sản là 300,5m2 đất ở; 148,65 m2 đất trồng cây lâu năm và giá trị tài sản trên đất trị giá là 673.942.000đ. Phần di sản của cụ Đ1 để lại phân chia cho 6 người thừa kế theo pháp luật, mỗi người thừa kế được hưởng trị giá thành tiền là 112.323.666đ. Trong quá trình giải quyết vụ án, theo nguyện vọng của cụ N, kỷ phần cụ được hưởng của cụ Đ1 thì cụ N tự nguyện cho các con, cần chấp nhận sự tự nguyện này, nên 5 người con mỗi người được hưởng 112.323.666đ: 5 =22.464.733đ. Như vậy, bà Đ, bà P, bà T1, bà T mỗi người con được chia thừa kế là 134.788.399đ. Ông P1 được hưởng là 134.788.399đ và tiền công sức 6.466.000đ bằng 141.254.399đ.

[12] Trên cơ sở ý kiến của các đương sự đề nghị được chia thừa kế bằng hiện vật, trong đó bà P, bà T và bà T1 muốn được chia chung trong một thửa đất. Căn cứ vào hiện trạng thửa đất và nhu cầu sử dụng của các đương sự, HĐXX xét thấy việc chia bằng hiện vật cho các đương sự là phù hợp. Tuy nhiên, Bản án sơ thẩm chia cho cụ N, bà Đ, bà P, bà T, bà T1 được sử dụng diện tích ngõ đi chung không thống nhất và không phù hợp từ số diện tích chia và cách chia. Diện tích ngõ đi chung phải được chia đều cho cụ N, bà Đ, bà P, bà T và bà T1, cụ thể diện tích ngõ đi chung là 123,8m2 (51m2 trị giá 112.200.000đ và 72,8m2 trị giá 80.080.000đ), như vậy mỗi người được chia ngõ đi chung trị giá là 38.456.000đ. Phần diện tích nhà đất của ông P1, bà N1 giáp mặt đường phải tự mở cổng đi riêng, không cần thiết sử dụng ngõ đi chung.Như vậy, xác định phân chia bằng hiện vật như sau:

- Xác định phần tài sản của cụ N gồm 152m2 đất trồng cây lâu năm trị giá 167.200.000đ; 253,4m2 đất ở trị giá 405.440.000đ; trị giá ngõ đi chung là 38.456.000đ; một số cây trên đất trị giá là 5.130.000đ (1/2 giá trị cây là di sản thừa kế). Tổng giá trị thực hưởng là 616.226.000đ. So với phần giá trị của cụ N được phân chia với cụ Đ1 thì còn thiếu 57.716.000đ. Trong phần diện tích đất ở, HĐXX xác định cụ N đã cho bà T diện tích 67,7m2 mà bà T đã xây nhà. Như vậy, diện tích của cụ N còn lại 185,7m2 đất ở và 152m trồng cây lâu năm.

- Chia cho bà Nguyễn Thị P, bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị T1 được sử dụng chung diện tích đất ở157,7m2 tại vị trí 2 trị giá 252.320.000đ và 21,5m2 đất trồng cây lâu năm trị giá 23.650.000đ; diện tích ngõ đi chung của 3 người trị giá là 115.368.000đ; các tài sản trên đất trị giá 2.450.000đ, cụ thể: 02 giường gỗ lim, kích thước 1,5m x 2,0m, mua năm 1980 giá trị là: 500.000đ; 01 tủ gỗ lim kích thước mua năm 1980 giá trị là: 300.000đ; 01 quạt trần Trung Quốc đã cũ giá trị là: 50.000đ; 01 quạt cây Việt Nam mua 2013 giá trị 100.000đ; 01 phản gỗ lim, dày 5cm: 1.500.000đ. Tổng 393.788.000đ. So với giá trị di sản được hưởng còn thiếu 10.577.000đ (mỗi người thiếu 3.525.000đ).

- Chia cho ông Nguyễn Hữu P1 88,2m2đất ởvị trí 2 phía sau nhà ông P1, bà N1 trị giá 141.280.000đ; 02 cây nhãn trị giá 800.000đ; 01 cây mít trị giá 240.000đ. Tổng được chia là 142.320.000đ. So với giá trị di sản được hưởng thì ông P1 phải trả tiền chênh lệnh là 1.065.000đ.

- Xác định phần diện tích cụ N và cụ Đ1 đã cho ông P1 và bà N1 là 336m2, trong đó 163m2 đất ở vị trí 1; 21m2 đất ở vị trí 2 và 125m2 đất trồng cây lâu năm. Trên diện tích đất 336m2 có các tài sản là nhà và công trình phụ của ông P1, bà N1 đã xây dựng và cây cối do ông P1, bà N1 trồng trọt.

- Chia cho bà Nguyễn Thị Đ được sử dụng diện tích 102m2 đất ở vị trí 2 trị giá 163.200.000đ; trị giá ngõ đi chung là 38.456.000đ và 02 cây nhãn trị giá 1.000.000đ. Tổng giá trị được hưởng là 202.656.000đ. So với giá trị di sản được hưởng thì bà Đ phải trả tiền chênh lệnh là 67.867.000đ.

[13] Bà Đ, ông P1 sử dụng nhiều hơn kỷ phần được hưởng thừa kế nên phải thanh toán giá trị tiền cho cụ N, bà P, bà T, bà T1. Cụ thể, bà Đ thanh toán chênh lệch tài sản cho cụ N là 57.716.000đ; Bà Đ thanh toán chênh lệch tài sản cho bà P, bà T, bà T1 số tiền là 10.577.000đ (mỗi người 3.525.000đ); Ông P1 thanh toán chênh lệch tài sản cho cụ N là 1.065.000đ.

[14] Đối với 01 nhà bếp, xây dựng năm 1980, giá trị: 0đồng; 01 nhà kho, nhà bếp: cấp IV, xây dựng năm 1987, giá trị: 0đồng; Phần tường rào, bể nước trong sân, lán Fibroximăng xây tường gạch ba banh, xây dựng hơn 30 năm, giá trị 0 đồng thuộc phần đất của cụ Ngợi, bà Đón, bà Phú, bà Thao, bà Thảo, ý kiến của các đương sự không còn giá trị không phân chia nên chấp nhận; đối với 01 giếng đã cũ, hỏng thuộc phần ngõ đi chung không yêu cầu xem xét.

[15] Ngày 09/5/2019, nguyên đơn cụ Nguyễn Thị N chết. Tại phiên tòa, những người thừa kế của cụ N thỏa thuận cử bà T là người quản lý di sản phần tài sản là 185,7m2 đất ở và 152m2 đất trồng cây lâu năm; số tiền 57.716.000đ do bà Đ thanh toán chênh lệch tài sản cho cụ N; số tiền 1.065.000đ do ông P1 thanh toán chênh lệch tài sản cho cụ N. Người quản lý di sản là bà T có quyền, nghĩa vụ của người quản lý di sản theo quy định tại Điều 616, Điều 617, Điều 618 Bộ luật dân sự.

[16] Tại phần đất ngõ đi chung có 01 lán tạm lợp Proximang xây gạch ba banh cùng 2 cánh cổng sắt cũ của ông P1, bà N1 giao cho cụ Nguyễn Thị N, bà Đ, bà P, bà T, bà T1 sử dụng nên ông Nguyễn Hữu P1 và bà Nguyễn Thị N1 có trách nhiệm tháo dỡ 01 lán tạm lợp Proximang xây gạch ba banh cùng 2 cánh cổng sắt cũ để trả lại diện tích đất ngõ; phần đất giao cho ai sử dụng thì người đó được tiếp tục sử dụng chung phần tường bao với gia đình ông S, ông K.

[17] Tại phiên tòa, các đương sự đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, nếu Tòa án phải chia cho các hàng thừa kế thì chia các công trình, cây vào phần ai người đó được hưởng, nếu vào đường phân chia thì phải phá dỡ. Xét thấy, ý kiến của các đương sự hoàn toàn tự nguyện, phù hợp pháp luật nên Hội đồng xét xử chấp nhận.

[18] Quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm, bị đơn ông Nguyên Hữu P1 đã rút yêu cầu xem xét công sức trong việc, quản lý, tôn tạo thửa đất. Việc rút yêu cầu của ông P1 là tự nguyện phù hợp pháp luật. Nên HĐXX đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu của ông P1 về phần công sức theo quy định tại khoản 3 Điều 289 BLTTDS.

[19] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

[20] Về án phí: Do bản án sơ thẩm bị sửa nên án phí sơ thẩm của các đương sự phải được xác định lại theo quy định khoản 2 Điều 148 BLTTDS; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Ông Nguyễn Hữu P1 kháng cáo được chấp nhận nên không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Về lệ phí: Ông P1 xác định tự nguyện chịu chi phí xem xét thẩm định tại chỗ bổ sung tại cấp phúc thẩm. Xét thấy ý kiến của ông P1 hoàn toàn tự nguyện vì vậy Hội đồng xét xử không phải giải quyết.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ các Điều 609, 611, 612, 613, 614, 616, 617, 618, 623, 649, 650, 651, 660, Điều 357; Khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015; khoản 3 Điều 296, khoản 3 Điều 289, khoản 1, 2 Điều 308, Điều 309, khoản 2 Điều 148 BLTTDS; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội:

1. Đình chỉ đối với yêu cầu kháng cáo của ông Nguyễn Hữu P1 về phần công sức đối với thửa đất số 334 tờ bản đồ số 3, địa chỉ thôn T, xã T, thành phố H, tỉnh Hải Dương 2. Chấp nhận một phần kháng cáo của ông Nguyễn Hữu P1 về việc: Ông P1 và bà N1 đã được cụ N và cụ Đ1 cho diện tích 336m2 đất (nằm trong tổng diện tích 1234,3m2 tại thửa đất số 334 tờ bản đồ số 3, địa chỉ: thôn T, xã T, thành phố H, tỉnh Hải Dương) từ năm 1989, trên đất có nhà và các công trình khác của ông P1, bà N1.

3. Không chấp nhận yêu cầu của ông P1 về việc yêu cầu Tòa án xác định phần đất vườn phía sau nhà, trên đất có 01 cây mít, 01 cây táo đã được cụ N và cụ Đ1 cho. Xác định phần diện tích đất đó là tài sản chung của cụ N và cụ Đ1.

4. Không chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của cụ Nguyễn Thị N về việc xác định phần diện tích ông P1, bà N1 đang quản lý, sử dụng là 336m2 đất, trên đất vợ chồng ông đã xây dựng khuôn viên, nhà và các công trình khác.

5. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của cụ Nguyễn Thị N:

5.1. Xác định tài sản chung hợp nhất của cụ Nguyễn Thị N và cụ Nguyễn Hữu Đ1 gồm diện tích 601m2 đất ở trị giá 961.600.000đ; 297,3m2 trị giá 383.130.000đ (nằm trong tổng diện tích 1234,3m2 tại thửa đất số 334 tờ bản đồ số 3, địa chỉ: thôn T, xã T, thành phố H, tỉnh Hải Dương) và giá trị tài sản gắn liền với đất là 9.620.000đ. Tổng giá trị là 1.354.350.000đ.

Xác định phần công sức của ông P1, bà N1 là 6.466.000đ.

Giá trị tài sản chung của cụ Đ1 và cụ N còn lại là 1.347.884.000đ.

5.2. Xác định một phần hai (1/2) giá trị là tài sản của cụ N là 673.942.000đ.

5.3. Xác định trị giá di sản của cụ Đ1 (½ giá trị tài sản chung với cụ N) là 673.942.000đ.

Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của cụ Nguyễn Thị N về việc chia di sản của cụ Nguyễn Hữu Đ1 theo pháp luật;

Chia di sản thừa kế của cụ Nguyễn Hữu Đ1 cho 6 người thừa kế, mỗi suất thừa kế chia theo pháp luật được 112.323.666đ;

6. Chấp nhận sự tự nguyện của cụ N cho 5 người con kỷ phần cụ được hưởng của cụ Đ1. Ông P1, bà Đ, bà P, bà T, bà T1 mỗi người được hưởng 22.464.733đ.

7. Bà Đ, bà P, bà T1, bà T mỗi người con được chia thừa kế là 134.788.399đ.

Ông P1 được hưởng là 134.788.399đ và tiền công sức 6.466.000đ bằng 141.254.399đ.

8. Xác định phần tài sản của cụ Nguyễn Thị N cụ thể như sau:

8.1. Diện tích 152m2 đất trồng cây lâu năm trị giá 167.200.000đ; 253,4m2 đất ở trị giá 405.440.000đ; trị giá ngõ đi chung là 38.456.000đ; một số cây trên đất trị giá là 5.130.000đ. Tổng giá trị là 616.226.000đ.

8.2. Xác định cụ Nguyễn Thị N đã cho bà Nguyễn Thị T diện tích 67,7m2, trên đất có nhà mái bằng, hiên mái tôn. Giao cho bà Nguyễn Thị T sử dụng diện tích nhà đất trên.

8.3. Xác định phần tài sản còn lại của cụ N được sở hữu, sử dụng là: 185,7m2 đất ở và 152m2 trồng cây lâu năm thuộc thửa đất số 334 tờ bản đồ số 3 tại thôn T, xã T, thành phố H, tỉnh Hải Dương; số tiền 57.716.000đdo bà Đ thanh toán chênh lệch tài sản cho cụ N; số tiền 1.065.000đ do ông P1 thanh toán chênh lệch tài sản cho cụ N.

Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giao cho bà T là người quản lý toàn bộ phần tài sản của cụ N theo quy định của pháp luật.

9. Chia cho bà Nguyễn Thị P, bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị T1 được sử dụng diện tích đất ở157,7m2 tại vị trí 2 trị giá 252.320.000đ và 21,5m2 đất trồng cây lâu năm trị giá 23.650.000đ; diện tích ngõ đi chung của 3 người trị giá là 115.368.000đ; các tài sản trên đất trị giá 2.450.000đ, cụ thể: 02 giường gỗ lim, kích thước 1,5m x 2,0m, mua năm 1980 giá trị là: 500.000đ ; 01 tủ gỗ lim kích thước mua năm 1980 giá trị là: 300.000đ; 01 quạt trần Trung Quốc đã cũ giá trị là: 50.000đ; 01 quạt cây Việt Nam mua 2013 giá trị 100.000đ; 01 phản gỗ lim, dày 5cm: 1.500.000đ. Tổng 393.788.000đ.

10. Chia cho ông Nguyễn Hữu P1 88,2m2đất ở vị trí 2 phía sau nhà ông P1, bà N1 trị giá 141.280.000đ; 02 cây nhãn trị giá 800.000đ; 01 cây mít trị giá 240.000đ. Tổng được chia là 142.320.000đ.

Xác định phần diện tích cụ N và cụ Đ1 đã cho ông P1 và bà N1 là 336m2, trong đó 163m2 đất ở vị trí 1; 21m2 đất ở vị trí 2 và 125m2 đất trồng cây lâu năm. Giao cho ông P1, bà N1 được sử dụng diện tích đất 336m2 có các tài sản là nhà và công trình phụ của ông P1, bà N1 đã xây dựng và cây cối do ông P1, bà N1 trồng trọt.

Buộc ông P1 có trách nhiệm thanh toán chênh lệch tài sản cho cụ Nguyễn Thị N: 1.065.000đ;

11. Chia cho bà Nguyễn Thị Đ được sử dụng diện tích 102m2 đất ở vị trí 2 trị giá 163.200.000đ; trị giá ngõ đi chung là 38.456.000đ và 02 cây nhãn trị giá 1.000.000đ. Tổng giá trị được hưởng là 202.656.000đ.

Buộc bà Đ thanh toán chênh lệch tài sản cho cụ N là 57.716.000đ; Bà Đ thanh toán chênh lệch tài sản cho bà P, bà T, bà T1 số tiền là 10.577.000đ (mỗi người 3.525.000đ).

12. Chia cho cụ Nguyễn Thị N, bà Nguyễn Thị Đ, bà Nguyễn Thị P, bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị T1 được sử dụng chung diện tích ngõ đi là 123,8m2 trị giá 192.200.000đ (bao gồm phần sân trạt ngõ đi và các cây cối trên đất) thuộc thửa đất số 334 tờ bản đồ số 3 tại thôn T, xã T, thành phố H, tỉnh Hải Dương 13. Chia cho cụ Nguyễn Thị N, bà Nguyễn Thị P, bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị T1 sử dụng chung phần tường bao chung giáp gianh với gia đình ông Nguyễn Huy K.

14. Chia cho cụ Nguyễn Thị N, bà Nguyễn Thị Đ, bà Nguyễn Thị P, Nguyễn Thị T, Nguyễn Thị T1 được sử dụng chung phần tường bao với đất ngõ đi chung giáp gianh với gia đình ông Phạm Văn S.

15. Ông Nguyễn Hữu P1 và bà Nguyễn Thị N1 có trách nhiệm tháo dỡ 01 lán tạm lợp Proximang xây gạch ba banh và 2 cánh cổng sắt cũ để trả lại phần đất ngõ đi chung cho cụ Nguyễn Thị N, bà Đ, bà P, bà T, bà T1.

Ranh giới, số đo và diện tích các thửa đất trên cơ sở sơ đồ kèm theo bản án.

Chấp nhận sự tự nguyện của các đương sự về việc nếu ranh giới phân chia các thửa đất mà có công trình, cây thì phải phá dỡ; không yêu cầu giải quyết đối với các tài sản không còn giá trị lànhà bếp, 01 nhà kho, phần tường rào, bể nước trong sân, lán Fibroximăng xây tường gạch ba banh; giếng đã cũ.

Các đương sự được chia đất liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật và người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành khoản tiền trên, nếu người phải thi hành án chậm thi hành thì hàng tháng phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả theo quy định tại Điều 357, Điều 468 Bộ luật Dân sự.

16. Về án phí sơ thẩm:

Miễn tiền án phí dân sự sơ thẩm đối với cụ Nguyễn Thị N. Hoàn trả lại cho cụ Nguyễn Thị N tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm đã nộp là 9.750.000đ theo biên lai thu tạm ứng án phí số: AB/2016/0002434 ngày 23/10/2017 do bà Nguyễn Thị T nộp thay tại Chi cục thi hành án dân sự TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giao cho bà T là người quản lý số tiền trên của cụ N.

Ông Nguyễn Hữu P1, bà Nguyễn Thị Đ, bà Nguyễn Thị P, bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị T1 mỗi người phải chịu 134.788.399đ x 5%= 6.739.000đ án phí dân sự sơ thẩm.

17. Về tiền xem xét thẩm định và định giá tài sản: Ông Nguyễn Hữu P1, bà Nguyễn Thị Đ, bà Nguyễn Thị P, bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị T1 mỗi người phải thanh toán trả cho cụ N 726.000đ tiền xem xét thẩm định và định giá tài sản tại cấp sơ thẩm. Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giao cho bà T là người quản lý số tiền trên của cụ N.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án 29/8/2019.

Bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6,7, 7a, 7b và 9 Luật Thi hành án dân sự;

thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

673
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 36/2019/DS-PT ngày 29/08/2019 về tranh chấp thừa kế tài sản

Số hiệu:36/2019/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hải Dương
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 29/08/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về