Bản án 54/2018/DS-PT ngày 31/07/2018 về kiện đòi tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

BẢN ÁN 54/2018/DS-PT NGÀY 31/07/2018 VỀ KIỆN ĐÒI TÀI SẢN

Trong các ngày 30, 31 tháng 7 năm 2018 tại Trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 24/2018/TLPT-DS ngày 22 tháng 5 năm 2018 về “Kiện đòi tài sản”.

Do bản án Dân sự sơ thẩm số 01/2018/DS-ST ngày 09 tháng 01 năm 2018 của Toà án nhân dân thành phố V, tỉnh Nghệ An bị kháng cáo, kháng nghị. Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 55/2018/QĐ-PT ngày 21 tháng 6 năm 2018 giữa các đương sự:

Nguyên đơn: Chị Nguyễn Thị H C - sinh năm 1987

Trú tại: khối Y, phường Đ thành phố V, Nghệ An. Vắng mặt.

Người được chị C ủy quyền: Anh Nguyễn Văn M– sinh năm 1963

Trú tại: số 61, đường N, thành phố V, Nghệ An.Có mặt

Bị đơn: Chị Trần Thanh T – sinh năm 1988

Bà Nguyễn Thị H – sinh năm 1956

Ông Trần Đình L – sinh năm 1956

Đều trú tại: Số nhà 68, đường N, phường H, thành phố V, tỉnh Nghệ An.

Các đồng bị đơn đều có mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Căn cứ vào đơn khởi kiện và những lời trình bày trong quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa hôm nay thì nguyên đơn, đại diện ủy quyền của nguyên đơn trình bày:

Do có mối quan hệ là mự cháu với chị Trần Thanh T nên từ tháng 5/2015 đến tháng 10/2015 chị Trần Thanh T nhiều lần vay tiền của chị Nguyễn Thị H C. Khi vay với mục đích đầu tư vào trang thiết bị trường mầm non tư thục Thỏ Ngọc tại phường Đ, thành phố V và đảo khế tại Ngân hàng. Cụ thể đến ngày 12/9/2015 hai bên tính toán và viết giấy vay số tiền 1.300.000.000 đồng, hẹn chậm nhất đến ngày 20/9/2015 sẽ trả. Sau khi viết giấy, đến hẹn chị T không trả được. Sau đó chị T đặt vấn đề vay chị số tiền 2.100.000.000 đồng để đảo khế ngân hàng rồi lấy tiền trả cho chị cả hai khoản (khi đó chị T cũng đã vay bà H nhưng bà H không cho vay nên nhờ chị vay) ngày 17/10/2015 chị vay của bà H số tiền 2.100.000.000 đồng để cho chị T vay. Khi nhận tiền chị đã viết giấy nhận số tiền 2.190.000.000 đồng và hẹn ngày 21/10/2015 sẽ trả (trong đó 2.100.000.000 đồng tiền gốc và 90.000.000 đồng tiền lãi suất của bà H). Đến hẹn chị T không trả được nợ, nên ngày 16/11/2015 chị C còn bảo lãnh cho chị T vay của chị Hoa số tiền 500.000.000 đồng, sau đó chị T trả cho chị C số tiền 350.000.000 đồng. Ngày 30/11/2015 hai bên ngồi lại tính toán với nhau thì chị T còn nợ chị C tổng số tiền 3.100.000.0000 đồng (ba tỷ một trăm đồng). Khi đó hai bên đã hủy các giấy vay nhận tiền mà chị T đã viết trước đó và chị T đã viết “giấy cam kết hẹn trả tiền” có sự chứng kiến của bà H mẹ chị T, và bà Minh mẹ chị C. Hôm đó bà H cũng nói sẽ bán nhà để trả hộ cho chị T khoản nợ này. Đến ngày 02/12/2015 chị C cùng ông Cường (bố chị C) đến nhà ông L, bà H để bàn bạc việc trả nợ thì lúc đó chị T không ở nhà mà có ông Trần Đình L và bà Nguyễn Thị H (là bố mẹ chị T) ở nhà. Lúc đó hai bên đã thỏa thuận thống nhất ông Trần Đình L và bà Nguyễn Thị H nhận nợ và cam kết trả khoản nợ này cho chị C thay chị T, hai bên viết và ký “giấy nhận nợ và cam kết trả nợ”. Sau 60 ngày theo cam kết trả nợ thì bà H, ông L không trả nợ cho chị. Chị C đã nhiều lần đến nhà bà H, ông L đòi nợ, ngày 29/4/2016 thì ông L, bà H đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chị C thay chị T số tiền 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) trong số tiền 3.100.000.000 đồng (ba tỷ một trăm triệu đồng). Từ đó đến nay chị T, bà H, ông L không chịu thanh toán cho chị C số tiền nào nữa. Sau khi khởi kiện đến tháng 10/2017 và tháng 11/2017 anh Quang chồng chị T có trả cho chị nhiều lần qua tài khoản Ngân hàng được 50.000.000 đồng nữa. Vì vậy, chị C yêu cầu Tòa án xem xét buộc chị T, bà H và ông L thanh toán cho chị số tiền gốc 2.850.000.000 đồng và lãi suất 10%/1 năm của số tiền 3.100.000.000 đồng từ tháng 11/2015 đến tháng 4/2016 và lãi suất 15%/năm tính từ tháng 5/2016 đến 29/11/2017 của số tiền 2.900.000.000 đồng là 817.916.667 đồng. Tổng cộng cả gốc và lãi suất là 3.667.916.667 đồng.

Theo bị đơn chị Trần Thanh T trình bày: Chị T cũng thừa nhận vào năm 2015 đã vay của chị C nhiều lần. Đến ngày 12/9/2015 thì hai bên đối chiếu chị T còn vay của chị C số tiền 1.050.000.000 đồng, anh Quang chồng chị T có vay của chị C 250.000.000 đồng. Tổng cộng là 1.300.000.000 đồng và đã viết giấy vay tiền. Thời hạn vay đến ngày 20/9/2015, khi vay không ghi lãi suất, nhưng thỏa thuận bằng miệng lãi suất 3.000 đồng/1 triệu đồng/ 1 ngày. Tuy nhiên, sau khi vay chị T đã trả lãi suất đến tháng 11/2015 thì không trả được nữa, nên vào khoảng tháng 11/2015 chị C có giới thiệu chị Hoa (là bạn của chị C để vay tiền trả cho chị C). Tại quán cà phê chị Hoa đưa cho chị T vay 500.000.000 đồng. Sau khi vay được tiền của chị Hoa thì chị T đã trả cho chị C số tiền 350.000.000 đồng. Ngày 30/11/2015 chị C và mẹ chị C là bà Minh cùng với một số người nữa đến nhà bố mẹ đẻ của chị T để đòi chị T thanh toán nợ. Tại đây, chị C ép chị phải viết giấy cam kết trả nợ cho chị C số tiền 3.100.000.000 đồng. Thực tế chị T chỉ vay chị C số tiền 1.300.000.000 đồng và đã trả cho chị C nhiều lần tổng số tiền 900.000.000 đồng cụ thể: Lần 1: trong năm 2015 trả tiền mặt 200.000.000 đồng; Lần 2: tháng 10/2015 sau khi vay tiền chị Hoa thì chị đã trả cho chị C số tiền 350.000.000 đồng; Lần 3: sau lần 2 mấy ngày chị T trả 150.000.000 đồng; Lần 4: Do bố mẹ chị trả nợ thay chị vào ngày 29/4/2016 số tiền 200.000.000 đồng. Như vậy, chị T chỉ còn nợ chị C số tiền 400.000.000 đồng và số tiền 500.000.000 đồng mà chị T vay chị Hoa (chị C đã trả nợ thay do chị C bảo lãnh). Tổng cộng chị T chỉ nợ chị C số tiền 900.000.000 đồng tiền gốc và tiền lãi suất từ tháng 11/2015 đến nay. Việc chị vay tiền của chị C bố mẹ chị không biết. Sau này chị C thường xuyên đến đòi nợ thì bố mẹ chị mới biết. Ngày 30/11/2015 khi chị C đến yêu cầu chị viết “giấy cam kết hẹn trả tiền” thì chị C đã ép mẹ chị là (bà H) ký vào giấy là người làm chứng.

Ngày 2/12/2015 chị C và bố mẹ chị là bà H, ông L ký “giấy nhận nợ và cam kết trả nợ” thì chị T không biết. Chị T chỉ nghe nói do chị C, anh Tuấn (chồng chị C) và ông Cường (bố chị C) và một số người khác đến đe dọa, quấy rối, đánh đập ép bố mẹ chị ký vào giấy đó. Do sợ hãi nên bố mẹ chị đã ký vào “giấy nhận nợ và cam kết trả nợ” và đến ngày 29/4/2016 bố mẹ chị là ông L, bà H đã vay số tiền 200.000.000 đồng trả cho chị C. Nay chị C khởi kiện số tiền 2.900.000.000 đồng và lãi suất như vậy là không đúng mà chị T chỉ chấp nhận thanh toán số tiền 900.000.000 đồng và lãi suất theo lãi suất ngân hàng từ tháng 11/2015 đến nay. Vì theo chị T số tiền 1.300.000.000 đồng chị vay của chị C hẹn đến ngày 20/9/2015 chưa có trả thì chị C không thể cho chị vay tiếp số tiền 2.190.000.000 đồng mà không có tài sản thế chấp. Hơn nữa ngày 17/10/2015 chị và chị C hẹn nhau ra quán cà phê để thống nhất kế hoạch trả nợ và chị đã viết “giấy hẹn trả tiền” số tiền 2.190.000.000 đồng hẹn ngày 21/10/2015 sẽ trả. Nên ngày 17/10/2015 chị C không cho vay tiền mà chỉ là viết giấy hẹn trả nợ. Vì vậy, chị không nợ chị C số tiền 3.100.000.000 đồng mà giấy này do chị bị ép viết. Đề nghị HĐXX xem xét đảm bảo quyền lợi cho chị.

Theo bị đơn bà H, ông L trình bày:

Ông L và bà H cho rằng ông bà không L quan đến việc vay mượn giữa chị T và chị C. Ông bà cũng không bảo lãnh cho chị T vay chị C số tiền nào. Về việc này thì vào tháng 11/2015 chị C đến thông báo với ông bà là hiện tại chị T (con gái ông bà) đang nợ chị C một số tiền lớn. Sau đó ông, bà hỏi chị T thì biết chị C có mối quan hệ họ hàng bên chồng của chị T. Việc chị T vay của chị C số tiền bao nhiêu, thời gian nào thì vợ chồng ông bà không biết. Ngày 30/11/2015, chị C cùng mẹ là bà Nguyễn Thị Minh và một nhóm người xăm trổ, hung hãn đến buộc chị T viết “giấy cam kết hẹn trả tiền” với nội dung hẹn trả số tiền 3.100.000.000 đồng, rồi ép buộc bà H ký vào giấy đó với tư cách người làm chứng. Thời gian này chị C cùng một nhóm người xăm trổ, hung hãn đến quấy rối, giam lỏng ông L và bà H để đòi trả nợ cho chị T. Ngày 02/12/2015, chị Nguyễn Thị H C cùng ông Cường (bố đẻ chị C) và một số người đến dùng vũ lực, ép tinh thần buộc ông bà ký nhận nợ thay chị T. Do bị đe dọa nhiều lần, L tục khiến ông bà sợ hãi, trong hoàn cảnh chỉ có hai vợ chồng ông bà ở nhà nên đã ký vào giấy “nhận nợ và cam kết trả nợ thay con” do ông Cường viết. Sự việc này có ông Trọng khối phó chứng kiến. Ông Cường giao hẹn trong 60 ngày phải trả trước 2.000.000.000 đồng. Nếu không trả thì làm mọi biện pháp buộc ông bà phải trả nợ. Sau khi ông bà ký giấy nhận nợ thay con vào ngày 02/12/2015 thì chị C cùng chồng và bố đẻ là ông Cường và một nhóm người nữa thường xuyên đến quấy phá đập đồ, đe dọa gây thương tích buộc ông bà phải trả nợ. Do phía nhà chị C thường xuyên đến ép đòi nợ, nên ông bà đã phải bỏ trốn khỏi nhà, chị C thuê người cạy cửa, phá phách, đổ nước thải lên bàn thờ, nên ngày 29/4/2016 vợ chồng bà H, ông L đã vay số tiền 200.000.000 đồng để trả nợ cho chị C. Nay chị C khởi kiện như vậy thì ông L, bà H không nhất trí. Vì việc vay mượn đó là giữa chị T vay chị C chứ ông bà không vay và cũng không bảo lãnh cho chị T vay số tiền này, nên không chịu trách nhiệm phải trả khoản nợ này. Đề nghị Tòa án xem xét giải quyết theo quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho ông bà.

Tại bản án số 01/2018/DS-ST ngày 09/01/2018 của Tòa án nhân dân thành phố V, tỉnh Nghệ An đã quyết định:

Căn cứ khoản 3 điều 26, khoản 1 điều 35, khoản 1 điều 39, điều 147 điều 271, điều 273 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015; điều 305, điều 315, điều 471, điều 474, điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005 xử:

Buộc ông Trần Đình L, bà Nguyễn Thị H và chị Trần Thanh T phải thanh toán cho chị Nguyễn Thị H C số tiền 3.386.000.000 đồng (ba tỷ ba trăm tám mươi sáu triệu đồng). Trong đó: tiền gốc 2.850.000.000 đồng (hai tỷ tám trăm năm mươi triệu đồng); tiền lãi suất 536.775.000 đồng (năm trăm ba mươi sáu triệu đồng).

Không chấp nhận yêu cầu của chị Nguyễn Thị H C đối với số tiền 281.141.667 đồng (hai trăm tám mươi mốt triệu một trăm bốn mươi mốt ngàn sáu trăm sáu mươi bảy đồng).

Ngoài ra bản án còn tuyên về nghĩa vụ thi hành án, nghĩa vụ chịu án phí và quyền kháng cáo.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 17/01/2018, chị Nguyễn Thị H C làm đơn kháng cáo với nội dung: Chị yêu cầu buộc các bị đơn phải thanh toán phần lãi suất quá hạn đến khi xét xử phúc thẩm xong và xem xét lại phần án phí sơ thẩm. Bởi vì, chị yêu cầu bị đơn phải trả số tiền nợ gốc 2.850.000.000 đồng và lãi là 817.916.667 đồng, nhưng khi tuyên bản án sơ thẩm thì chỉ buộc các bị đơn phải trả số tiền gốc là 2.850.000.000 đồng và lãi suất trong hạn với mức 9% là: 536.775.000 đồng. Đồng thời, buộc chị phải chịu 14.057.000 đồng án phí là không đúng.

Ngày 17/01/2018 chị Trần Thanh T, ông Trần Đình L và bà Nguyễn Thị H làm đơn kháng cáo với cùng nội dung: Kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Tòa án cấp sơ thẩm buộc chị phải trả số tiền gốc là 2.850.000.000 đồng và lãi suất trong hạn với mức 9% là: 529.500.000 đồng là không đúng quy đinh, không khách quan. Việc Tòa án sơ thẩm buộc ông Trần Đình L và bà Nguyễn Thị H phải có nghĩa vụ trả nợ cho chị Nguyễn Thị H C là không đúng.

Ngày 23/01/2018 tại quyết định kháng nghị số 01/QĐKNPT-VKS-KN của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Vinh đã kháng nghị với nội dung: Bản án sơ thẩm xác định nghĩa vụ trả nợ không có căn cứ, không đúng quy định của pháp luật. Bản án buộc chị T cùng liên đới với ông L, bà H trả nợ cho chị C là không đúng quy định tại khoản 2, Điều 315 BLDS 2005; Quyết định của bản án không đầy đủ, cụ thể gây khó khăn cho công tác thi hành án, giải quyết án phí chưa đảm bảo quyền lợi của đương sự. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm theo hướng phân tích trên.

Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn rút toàn bộ nội dung kháng cáo, các đồng bị đơn ông H, bà L thay đổi một phần nội dung đơn kháng cáo. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An giữ nguyên nội dung kháng nghị, đề nghị chấp nhận nội dung kháng nghị, sửa bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

 [1]. Về tố tụng: Sau khi xét xử sơ thẩm, chị Nguyễn Thị H C, chị Trần Thanh T, bà Nguyễn Thị H và ông Trần Đình L làm đơn kháng cáo trong thời hạn luật định; Viện kiểm sát nhân dân thành phố V kháng nghị trong thời hạn luật định. Căn cứ vào Điều 293 của Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án cấp phúc thẩm xem xét nội dung đơn kháng cáo của các đương sự, kháng nghị của Viện kiểm sát theo quy định. Tại phiên tòa phúc thẩm, các đương sự đều có mặt. Căn cứ vào khoản 1 Điều 294 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án tiến hành xét xử phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

 [2]. Xét nội dung kháng cáo của các đồng bị đơn:

Tại phiên tòa phúc thẩm, người đại diện nguyên đơn đã có yêu cầu rút toàn bộ nội dung kháng cáo. Yêu cầu này là chính đáng và phù hợp với các quy định của pháp luật nên cần được chấp nhận.

Xét kháng cáo của các đồng bị đơn: Theo lời khai của nguyên đơn chị Nguyễn Thị H C trong quá trình giai quyết vụ án và tại phiên tòa sơ thẩm thì chị Trần Thanh T vay của chị C tổng số tiền 3.690.000.000 đồng, trong đó các khoản vay cụ thể như sau: Chị T vay để xây dựng trường mầm non tư thục và nội thất ô-tô: 1,3 tỷ đồng; Vay để đảo khế ngân hàng 2.190.000.000 đồng trong đó 2 tỉ tiền gốc va 90 triệu đồng tiền lãi; Tiền anh Trần Anh T (anh trai chị T) vay nhưng anh Tuấn đứng ra nhận: 200 triệu đồng.

Tại phiên tòa sơ thẩm chịC thừa nhận chị T đã trả nợ cho chị C số tiền 840.000.000 đồng, chị C còn phải trả 2.850.000.000 đồng tiền gốc và lãi suất 10%/năm của số tiền 3.100.000.000 đồng từ tháng 11/2015 đến tháng 4/2016 và lãi suất 15%/năm tính từ tháng 5/2016 đến 29/11/2017 của số tiền 2.900.000.000 đồng là 817.916.667 đồng. Tổng cộng cả gốc và lãi suất là 3.667.916.667 đồng.

Về số tiền chị T vay của chị Nguyễn Thị Hoa, trú tại khối Vĩnh Thành, phường Đông Vĩnh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An số tiền 500 triệu đồng vào ngày 16/11/2015 (bl 96): Chị C và chị T đều thừa nhận chị C đã bảo lãnh cho chị T để chị T vay số tiền trên. Quá trình giải quyết vụ án tại tòa án cấp phúc thẩm đã tiến hành lấy lời khai của chị Nguyễn Thị Hoa và được chị Hoa cung cấp: Chị đã nhận đủ số tiền mà chị T vay thông qua chị C trả cho chị, giấy nợ của chị T viết cũng đã được chuyển lại cho chị C. Vì vậy việc vay nợ giữa chị C và chị T chị không còn L quan nữa. Tòa án cấp sơ thẩm xác định chị Hoa không có quyền, nghĩa vụ L quan nhưng không tiến hành thu thập chứng cứ là thiếu sót, cấp sơ thẩm cần rút kinh nghiệm.

Về số tiền anh Quang chồng chị T vay của chị C: Theo lời khai của bị đơn chị T tại phiên tòa phúc thẩm thì trong số tiền 1,3 tỉ đồng thì chị T vay 1.050.000.000 đồng, anh Quang vay 250.000.000 đồng. Tại phiên tòa phúc thẩm anh Quang cũng thừa nhận việc vay của chị C số tiền 250 triệu đồng nhưng anh đã trả cho chị C, hai bên chỉ giao dịch bằng hợp đồng miệng, không có giấy tờ. Việc vay nợ làm ăn giữa chị C và chị T anh hoàn toàn không biết, chị T cũng không xuất trình được tài liệu chứng cứ về việc đã thanh toán khoản vay này cho chị C. Do đó không có cơ sở chấp nhận lời khai này của chị T.

Về xác định nghĩa vụ trả nợ: Về việc nhận nợ và cam kết của vợ chồng ông L, bà H thì tại thời điểm viết giấy nhận nợ và cam kết trả nợ thì chị T không đồng ý chuyển nghĩa vụ trả số tiền nợ chị C 3.100.000.000 đồng sang cho ông L, bà H. Việc nhận nợ và cam kết trả nợ là do ông L, bà H tự nguyện chứ không phải là sự thỏa thuận của các bên. Sau khi ông L, bà H trả nợ cho chị T số tiền 200.000.000 đồng thì chị T mới biết và trừ vào số nợ của chị T nên việc chị T đồng ý trừ vào số nợ của chị T chỉ có cơ sở xác định chị T chấp nhận phần nghĩa vụ ông L, bà H đã thực hiện chứ không có cơ sở xác định chị T đã chuyển giao toàn bộ nghĩa vụ trả nợ cho chị C sang ông L, bà H. Tại phiên tòa phúc thẩm ông L bà H cũng không đồng ý tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho chị T, còn việc ông bà đã trả 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) cho chị C là xuất phát từ tình cảm huyết thống, bố mẹ là con gái là Trần Thanh T chứ không có nghĩa là nhận thay nghĩa vụ trả nợ, ông L bà H không có ý kiến gì về số tiền này. Vì vậy, việc tòa án cấp sơ thẩm bản án quyết định buộc ông Trần Đình L, bà Nguyễn Thị H cùng L đới với chị Trần Thanh T trả nợ cho chị Nguyễn Thị H C số tiền 3.386.000.000 đồng là không có cơ sở và không đúng nội dung quy định tại khoản 1, Điều 315 BLDS năm 2005 nên cần được chấp nhận kháng nghị và kháng cáo của các đồng bị đơn.

Mặt khác, chị C khai ngày 17/10/2015 chị C có vay của chị Ngô Thị H ở xóm 7, xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc số tiền 2.100.000.000 đồng với mức lãi suất 3.000 đồng/ 1 triệu/ 1 ngày và hẹn ngày 21/10/2015 sẽ trả. Sau đó chị C đưa cho chị T vay số tiền này để đảo khế ngân hàng. Chị C khai hai bên chốt nợ cho khoản vay này là 2.190.000.000 đồng trong đó số tiền gốc là 2.100.000.000 đồng và tiền lãi là 90.000.000 đồng. Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện của nguyên đơn đã rút yêu cầu đối với số tiền lãi suất  là90.000.000 đồng.

Về lãi và thời hạn tính lãi: Quá trình giải quyết vụ án các bên đương sự đều thừa nhận hai bên có thỏa thuận với nhau mức lãi suất là 3000 đồng/1 triệu/ 1 ngày, mức lãi suất này tương đương với mức 9%/tháng (108%/năm), việc thỏa thuận mức lãi suất này là không đúng với quy định tại Điều 476 BLDS năm 2005 (vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm giao dịch). Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng quy định tại khoản 5, Điều 474 Bộ luật dân sự năm 2005 và Điều 1 Quyết định số 2668/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010 của Ngân hàng Nhà nước để buộc bị đơn phải chịu lãi suất 9%/năm là chính xác.

Tại phiên tòa đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn yêu cầu Hội đồng xét xử tính lãi suất trong hạn trên số tiền 3.100.000.000 đồng là 0,83%/1 tháng tính từ ngày 30/11/2015 đến 29/4/2016 số tiền = 129.166.665 đồng và lãi suất quá hạn trên số tiền 2.900.000.000 đồng gốc là 1,25%/1 tháng từ ngày 30/4/2016 đến ngày 29/11/2015 = 688.750.000 đồng. Căn cứ vào quá trình vay nợ hai bên thỏa thuận lãi suất không ghi vào giấy vay. Tại bản cam kết trả nợ cũng không thỏa thuận mức lãi suất mà chỉ thống nhất thời điểm trả tiền gốc. Theo quy định tại khoản 5 điều 474 BLDS năm 2005 và Quyết định 1668 ngày 29/11/2010 của Ngân hàng nhà nước quy định thì chỉ chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của chị C là tính lãi suất là 9%/năm kể từ ngày 30/11/2015 đến ngày 29/11/2017 (731 ngày), cụ thể:

Số tiền gốc sau khi khấu trừ số tiền 90.000.000 đồng tiền lãi trong khoản vay 2.100.000.000 đồng, còn lại là: 2.850.000.000 – 90.000.000 = 2.760.000.000 đồng.

Lãi suất 2.760.000.000 đồng x 731 ngày (29/11/2015 - 29/11/2017) x 9% /năm = 496.800.000 đồng (bốn trăm chín mươi sáu triệu tám trăm nghìn đồng).

Không chấp nhận một phần yêu cầu của chị C về tiền lãi suất số tiền 411.116.667 đồng ( bốn trăm mười một triệu một trăm mười sáu nghìn sáu trăm sáu bảy đồng).

Đối với kháng cáo của chị Trần Thanh T cho rằng bản án sơ thẩm mà Tòa án cấp cho chị có số tiền nhiều hơn bản án công bố tại phiên tòa: Trước khi mở phiên tòa phúc thẩm chị T đã có đơn xin rút nội dung này. Vì vậy Hội đồng xét xử không xét.

Từ các phân tích nêu trên, chấp nhận kháng cáo của ông Trần Đình L và bà Nguyễn Thị H; Chấp nhận một phần kháng cáo của chị Trần Thanh T.

Chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An, sửa bản án sơ thẩm.

[3]. Về án phí dân sự sơ thẩm: Do sửa bản án sơ thẩm nên cần sửa án phí dân sự sơ thẩm cho phù hợp. Đồng thời chị T gặp hoàn cảnh khó khăn, chị có đơn xin được giảm án phí đã được chính quyền địa phương xác nhận vì vậy cần áp dụng khoản 1, Điều 13 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định mức thu, miến, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án xét giảm 50% án phí cho chị Trần Thanh T.

Về án phí dân sự phúc thẩm: Do sửa án sơ thẩm nên các đương sự không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào Điều 293, khoản 2 Điều 308 của Bộ luật tố tụng dân sự; Sửa bản án sơ thẩm;

Căn cứ khoản 3 điều 26, khoản 1 điều 35, khoản 1 điều 39, điều 147 điều 271, điều 273 BLTTDS 2015; điều 305, điều 315, điều 471, điều 474, điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005; Khoản 1, Điều 13 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định mức thu, miến, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án, xử:

1.Buộc chị Trần Thanh T phải thanh toán cho chị Nguyễn Thị H C số tiền 3.256.800.000 đồng (ba tỷ hai trăm năm mươi sáu triệu tám trăm nghìn đồng). Trong đó: tiền gốc 2.760.000.000 đồng (hai tỷ bảy trăm sáu mươi triệu đồng); tiền lãi suất 496.800.000 đồng ( bốn trăm chín mươi sáu triệu tám trăm nghìn đồng).

2.Không chấp nhận một phần yêu cầu của chị C về tiền lãi suất số tiền 411.116.667 đồng ( bốn trăm mười một triệu một trăm mười sáu nghìn sáu trăm sáu bảy đồng).

3.Về án phí dân sự sơ thẩm: Giảm 50% án phí cho chị Trần Thanh T, còn phải chịu 48.568.000 đồng (bốn mươi tám triệu năm trăm sáu mươi tám nghìn đồng) án phí dân sự sơ thẩm. Buộc chị Nguyễn Thị H C phải chịu 20.444.000 đồng (hai mươi triệu bốn trăm bốn mươi bốn nghìn đồng) án phí dân sự sơ thẩm nhưng được khấu trừ số tiền đã nộp tạm ứng án phí. Hoàn trả cho chị C số tiền 3.055.333 đồng tạm ứng án phí hiện có tại chi cục thi hành án thành phố V theo biên lai số 0005327 ngày 13/6/2017.

4. Về án phí dân sự phúc thẩm: Hoàn trả cho bà Nguyễn Thị H số tiền 300.000 đồng tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm đã nộp tại Chi cục thi hành án dân sự thành phố V, tỉnh Nghệ An theo biên lai thu số 0002099 ngày 29/01/2018; Hoàn trả cho ông Trần Đình L số tiền 300.000 đồng tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm đã nộp tại Chi cục thi hành án dân sự thành phố V, tỉnh Nghệ An theo biên lai thu số 0002503 ngày 29/01/2018; Hoàn trả cho chị Trần Thanh T số tiền 300.000 đồng tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm đã nộp tại Chi cục thi hành án dân sự thành phố V, tỉnh Nghệ An theo biên lai thu số 0002502 ngày 29/01/2018; Hoàn trả cho chị Nguyễn Thị H C số tiền 300.000 đồng tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm đã nộp tại Chi cục thi hành án dân sự thành phố V, tỉnh Nghệ An theo biên lai thu số 0002509 ngày 30/01/2018.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6,7 và 9 Luật thi hành án dân sự.

Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

498
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 54/2018/DS-PT ngày 31/07/2018 về kiện đòi tài sản

Số hiệu:54/2018/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Nghệ An
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 31/07/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về