Bản án 70/2017/DS-ST ngày 28/09/2017 về tranh chấp hợp đồng vay tài sản và hợp đồng bảo lãnh

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN ĐẦM DƠI, TỈNH CÀ MAU

BẢN ÁN 70/2017/DS-ST NGÀY 28/09/2017 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN VÀ HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH

Trong các ngày 20 và 28 tháng 9 năm 2017 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Đầm Dơi xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 50/2017/TLST - DS ngày 06 tháng 3 năm 2017 về “tranh chấp hợp đồng vay tài sản và hợp đồng bảo lãnh”, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 305/2017/QĐXXST – DS ngày 05 tháng 9 năm 2017 giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Ông Nguyễn Việt T, sinh năm 1954.

Bà Hồ Thị Út M, sinh năm 1966 (có mặt).

Người đại diện theo ủy quyền của ông T: Bà Hồ Thị Út M, sinh năm 1966 (có mặt) – Theo văn bản ủy quyền ngày 29/8/2017.

Cùng địa chỉ: ấp XM, xã VAĐ, huyện NH, tỉnh Cà Mau.

2. Bị đơn: Ông Lương Văn M, sinh năm 1962 (vắng mặt).

Bà Hồ Thị L, sinh năm 1966 (có mặt).

Cùng địa chỉ: ấp LHT, xã TT, huyện ĐD, tỉnh Cà Mau

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Anh Lương Hoàng T, sinh năm 1991 (vắng mặt).

- Anh Lương Hoàng H, sinh năm 1990 (vắng mặt).

Cùng địa chỉ: ấp M2A, xã VPĐ, huyện PL, tỉnh Bạc Liêu.

- Chị Nguyễn Thị Thu T, sinh năm 1979 (vắng mặt).

Địa chỉ: ấp XM, xã VAĐ, huyện NH, tỉnh Cà Mau

- Anh Hồ Ngọc L, sinh năm 1977 (vắng mặt).

Địa chỉ: ấp XM, xã VAĐ, huyện NH, tỉnh Cà Mau

NỘI DUNG VỤ ÁN

* Tại đơn khởi kiện, bản tự khai ngày 20/02/2017 và quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa nguyên đơn ông Nguyễn Việt T, bà Hồ Thị Út M trình bày:

Vào ngày 20/3/2014âl ông T và bà M cho bà Hồ Thị L (em ruột bà M) mượn 50.000.000 đồng tại thị trấn PL, huyện PL, Bạc Liêu.

Đến ngày 20/4/2014âl bà L nhờ vay giùm số tiền 250.000.000 đồng. Ông và bà đi vay của chị Nguyễn Thị Thu T, các bên thỏa thuận lãi suất 5%/tháng, thời hạn vay là 12 tháng. Do bà L hỏi vay số tiền lớn nên yêu cầu bà L thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các bên có làm hợp đồng thế chấp giấy chứng nhận quyền dụng đất do ông Lương Văn M và bà Hồ Thị L đứng tên quyền sử dụng, hợp đồng thế chấp được ký kết giữa chị T và bà L.

Ngày 25/4/2014âl ông và bà đòi lại số tiền cho mượn 50.000.000 đồng, bà L không có tiền trả nên thỏa thuận tiếp tục vay của chị T để trả và nhập số tiền 50.000.000 đồng vào khoản tiền vay 250.000.000 đồng, lãi suất thỏa thuận 5%/tháng.

Sau đó bà L có trả lãi đầy đủ hàng tháng cho ông bà, ông bà nhận và giao lại cho chị T vào cuối tháng vay, tổng cộng bà L đã trả được 18 tháng lãi bằng 270.000.000 đồng thì ngưng không trả cho đến nay. Hai tháng cuối thì bà L trả lãi không đầy đủ và đúng hạn nên ông bà phải bỏ tiền ra trả tiền lãi thay cho bà L, sau đó thỏa thuận xin chị T không tiếp tục trả lãi từ tháng thứ 19 trở đi vì bà L không làm đúng thỏa thuận, được chị T đồng ý. Do ông bà đứng ra vay tiền của chị T và khi vay có cam kết bảo lãnh bằng lời nói, nên ông bà đã trả cho chị T 300.000.000 đồng.

Nay ông Nguyễn Việt T và bà Hồ Thị Út M yêu cầu vợ chồng ông Lương Văn M và bà Hồ Thị L trả lại số tiền 300.000.000 đồng, ông bà đồng ý trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà L và ông M.

* Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa bị đơn bà Hồ Thị L trình bày:

Thời gian không nhớ bà có mượn của ông T 50.000.000 đồng, vợ chồng ông T đưa tiền cho bà tại thị trấn PL, thỏa thuận 01 tháng trả lại cho ông T và thời gian sau có trả qua thẻ ATM cho ông T 51.000.000 đồng, có 1.000.000 đồng gửi tiền lãi.

Đến ngày 20/4/2014 âl bà có điện thoại hỏi vay của ông T, bà M250.000.000 đồng và thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của vợ chồng bà, lãi suất thỏa thuận 2,5%/tháng, không quy định thời hạn trả. Khi vay ông T nói để hỏi vay tiền của người khác rồi đưa cho bà. Sau đó, ông T đem hợp đồng thế chấp đã làm sẳn đến nhà bà ở huyện PL cho bà ký vào hợp đồng và nói tiền vay là của chị Nguyễn Thị Thu T đưa, bà không quen biết chị T nhưng đồng ý ký vào hợp đồng, nhận tiền và đưa cho ông T giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Từ khi vay đến ngày 29/01/2016 âl bà trả đầy đủ số tiền 15.000.00 đồng/tháng, trong đó trả lãi số tiền 6.250.000 đồng (250.000.000đồng x 2,5%), còn lại 8.750.000 đồng (15.000.000 đồng – 6.250.000 đồng) là trả tiền vốn, tổng tiền đã trả là 21 tháng bằng 315.000.000 đồng (21 x 15.000.000 đồng).

Nay bà yêu cầu Tòa án điều chỉnh lãi suất đã trả theo quy định pháp luật, còn lại bao nhiêu thì bà đồng ý trả.

* Quá trình giải quyết vụ án chị Nguyễn Thị Thu T và anh Hồ Ngọc L trình bày: Vào tháng 3/2014 anh chị có cho vợ chồng ông T vay 50.000.000 đồng. Khoảng 01 tháng sau anh, chị cho vay thêm 250.000.000 đồng, lãi suất thỏa thuận 5%/tháng, tổng 300.000.000 đồng lấy mốc tính thời hạn vay là 12 tháng để làm hợp đồng thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông M và bà L, quy định cuối tháng trả đủ 15.000.000 đồng tiền lãi, trường hợp bà L không thực hiện đúng thỏa thuận thì vợ chồng ông T chịu trách nhiệm thanh toán cho chị như thỏa thuận. Việc thỏa thuận vay, giao và nhận tiền lãi là trực tiếp thỏa thuận với ông T và bà M, không gặp trực tiếp bà L nhưng khi hỏi vay có giao dịch qua điện thoại với bà L. Khi thỏa thuận xong, ông T lấy hợp đồng thế chấp cho chị ký và mang đi cho bà L ký.

Anh chị đã nhận liên tục 18 tháng tiền lãi do vợ chồng ông T đưa, mỗi tháng 15.000.000 đồng vào ngày 18 hàng tháng. Ngày 29/3/2016 vợ chồng ông T đã trả cho anh, chị 300.000.000 đồng tiền vốn, nên giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông T quản lý. Nay bà L yêu cầu tính lãi suất theo quy định pháp luật thì không đồng ý vì thỏa thuận và trả lãi là có sự tự nguyện của vợ chồng ông T.

Nay việc vay nợ giữa anh, chị và vợ chồng ông T đã thanh toán xong nên không còn liên quan gì trong vụ án này nên anh L và chị T xin từ chối tham gia mở phiên họp, hòa giải và xét xử vụ án.

* Tại biên bản lấy lời khai ngày 10/8/2017, ngày 24/6/2016 và đơn xin từ chối tham gia giải quyết vụ án ngày 10/8/2017 anh Lương Hoàng T trình bày:

Việc vay tiền của bà Hồ Thị L (mẹ anh) với ông T, bà M anh không biết. Trong thời gian này bà L nhờ anh đi gửi tiền vào tài khoản của ông Nguyễn Việt T nhiều lần, anh không nhớ thời gian và số tiền cụ thể. Mẹ anh đưa cho anh bao nhiêu tiền để gửi cho ông T thì anh làm đúng theo yêu cầu của mẹ anh, có tháng đưa cho anh 8.500.000 đồng, lần sau thì đưa 6.500.000 đồng, cũng có tháng đưa 15.000.000 đồng và có 01 lần đưa anh gửi 51.000.000 đồng, anh không biết gửi tiền gì. Nay trong vụ án này anh xin từ chối tham gia, xin vắng mặt trong các buổi Tòa án mở phiên họp, hòa giải và xét xử vụ án.

* Tại đơn xin từ chối tham gia giải quyết vụ án ngày 14/8/2017và biên bản ghi lời khai ngày 25/9/2017 anh Lương Hoàng H trình bày: Khoảng năm 2014 và 2015 bà Hồ Thị L (mẹ anh) có gửi tiền cho anh để gửi vào tài khoản của ông Nguyễn Việt T và đưa tiền trực tiếp cho ông T nhiều lần nhưng anh không nhớ thời gian và số tiền cụ thể thư thế nào, anh cũng không hỏi đưa tiền cho ông T là tiền gì. Trong thời gian này anh có mượn tiền của ông T, ông T có gửi tiền vào tài khoản của anh 30.000.000 đồng, việc anh mượn tiền là do anh và ông T thỏa thuận với nhau, hiện anh cũng trả xong tiền cho ông T. Từ trước cho đến nay bà L không hỏi mượn tiền gì của ông T để chuyển vào tài khoản của anh. Anh đồng ý lấy toàn bộ số tiền anh gửi vào tài khoản của ông T là để trả tiền cho bà L. Nay trong vụ án này anh xin từ chối tham gia, xin vắng mặt trong các buổi đối chất, mở phiên họp, hòa giải và xét xử vụ án.

* Tại phiên tòa đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Đầm Dơi đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng: Điều 361, 363, 367, 476 Bộ luật dân sự năm 2005; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà án. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông T và bà M, buộc bà L và ông M trả 250.000.000 đồng tiền vốn và lãi suất từ ngày 24/4/2014 đến nay theo quy định pháp luật, bà L và ông M trả 18 tháng lãi mỗi tháng 15.000.000 đồng là 270.000.000 đồng được đối trừ. Bà M và ông T trả lại cho ông M và bà L giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ông M và bà L.

Buộc anh L và chị T trả lại cho ông T và bà M số tiền lãi chênh lệch vượt quá mức quy định pháp luật. Án phí dân sự sơ thẩm các đương sự chịu theo quy định pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

 [1] Xét việc vắng mặt của ông M, anh L, chị T, anh T và anh H vắng mặt có văn bản xin vắng mặt; ông T vắng mặt có người đại diện theo ủy quyền. Do đó, căn cứ khoản 1, 2 Điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt ông T, ông M, anh L, chị T, anh T và anh H là đúng quy định pháp luật.

 [2] Đối với số tiền nguyên đơn khởi kiện đòi lại 50.000.000 đồng thì thấy rằng: Nguyên đơn và bà L trình bày phù hợp với nhau là cho bà L mượn 50.000.000 đồng vào ngày 20/3/2014âl tại thị trấn PL, huyện PL. Tuy nhiên, bà L cho rằng vào ngày 15/12/2014 gửi trả vào tài khoản của ông T 51.000.000 đồng, có 1.000.000 đồng là trả lãi và không có mượn khoản tiền nào khác của ông T. Nguyên đơn cho rằng bà L trả 51.000.000 đồng là tiền mượn khoản khác vì bà L mượn tiền nhiều lần gửi vào tài khoản của anh Lương Hoàng H ngày 05/11/2014 số tiền 10.000.000 đồng, ngày 13/10/2015 là 20.000.000 đồng và 01 lần gửi 20.000.000 đồng không nhớ thời gian, các khoản tiền này không liên quan đến khoản tiền mượn 50.000.000 đồng khởi kiện đòi lại, nhưng 10.000.000 đồng gửi ngày 05/11/2014 nằm trong số tiền bà L trả 51.000.000 đồng. Đối với anh H xác định số tiền ông T gửi vào tài khoản của anh là anh mượn của ông T và đã trả xong. Xét thấy, bà L có mượn của ông T và bà M 50.000.000 đồng vào ngày 20/3/2014âl nhưng chứng minh là đã gửi trả vào tài khoản của ông T 51.000.000 đồng vào ngày 15/12/2014. Đối với ông T và bà M xác định việc trả 51.000.000 đồng là trả khoản tiền mượn khác nhưng không xuất trình được chứng cứ chứng minh bà L có vay khoản tiền khác. Trong khi đó, ông T và bà M cung cấp giấy gửi tiền vào tài khoản của anh Lương Hoàng H tổng 30.000.000 đồng, nhưng anh H xác định đây là vay mượn riêng giữa anh và ông T, không có liên quan đến việc mượn tiền của bà L. Điều này cho thấy đây là giao dịch vay tiền giữa anh H và ông T. Do đó, có cơ sở cho rằng ngày 15/12/2014 bà L đã trả xong số tiền mượn ngày 20/3/2014âl là có căn cứ, nên ông T và bà M khởi kiện đòi lại 50.000.000 đồng tiền vay ngày 20/3/2014âl không được Hội đồng xét xử chấp nhận.

 [3] Tuy nhiên, số tiền 50.000.000 đồng được tính lãi suất kể từ ngày 20/4/2014âl cho đến ngày 15/12/2014 trả 51.000.000 đồng, bởi lẽ bà L thừa nhận mượn trong thời hạn 01 tháng sẽ trả lại cho nguyên đơn, nhưng quá thời hạn 01 tháng bà L không trả theo thỏa thuận nên được lấy mốc ngày 20/4/2014âl để tính lãi suất là có căn cứ.

 [4] Đối với yêu cầu đòi lại 250.000.000 đồng thì thấy rằng: Ngày 20/4/2014âl bà L nhờ ông T và bà M vay giùm số tiền 250.000.000 đồng, ông T và bà M có vay của chị T 250.000.000 đồng và đưa lại cho bà L, có làm hợp đồng thế chấp ký kết giữa chị T và bà L, bà L thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do vợ chồng bà L đứng tên. Việc vay tiền có sự bảo lãnh của ông T và bà M bằng lời nói là có trách nhiệm trả nợ cho bà L, nếu bà L không thực hiện đúng thỏa thuận. Do bà L không thực hiện theo thỏa thuận nên ngày 29/3/2016 bà M và ông T xuất trả cho chị T và anh L 250.000.000 đồng. Mặc dù hợp đồng bảo lãnh giữa các đương sự không lập thành văn bản là vi phạm về hình thức theo Điều 362 Bộ luật dân sự năm 2005, nhưng do nguyên đơn đã tự nguyện trả thay cho bà L 250.000.000 đồng là đã thực hiện nghĩa vụ thay cho bà L. Căn cứ Điều 367 Bộ luật dân sự năm 2005 thì bà L có trách nhiệm trả lại cho ông T và bà M 250.000.000 đồng.

 [5] Tuy nhiên, theo bà L xác định lãi suất thỏa thuận 2,5%/tháng, đã trả 21 tháng bằng 315.000.000 đồng bao gồm tiền lãi và vốn. Nguyên đơn, chị T và anh L xác định lãi suất thỏa thuận là 5%/tháng, trả lãi được 18 tháng bằng 270.000.000 đồng. Theo chứng từ, tài khoản của ông T đã nhận tiền của anh H và anh T gửi trả bắt đầu từ ngày 30/5/2014, kết thúc ngày 25/12/2015 tổng số tiền bằng132.690.000 đồng (không bao gồm số tiền  trả 51.000.000 đồng). Như vậy, bà L xác định đã trả 21 tháng nhưng không đưa ra được chứng cứ chứng minh. Do đó, cần chấp nhận lời trình bày thừa nhận của nguyên đơn, chị T và anh L là bà L đã trả được 18 tháng, mỗi tháng 15.000.000 đồng là có cơ sở và làm căn cứ điều chỉnh lãi suất.

[6] Xét việc thỏa thuận mức lãi suất của các đương sự trình bày là rất cao và vượt quá lãi suất vay theo quy định tại Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005. Do đó, Hội đồng xét xử cần chấp nhận yêu cầu của bà L về việc điều chỉnh phần lãi suất đã thanh toán cho nguyên đơn ngay tại thời điểm vay tiền cho phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các đương sự. Lãi suất và trả tiền vốn được tính theo bản sao kê, các chứng từ của Ngân hàng do anh H và anh T đã gửi vào tài khoản của ông T bắt đầu ngày 30/5/2014 và kết thúc ngày 25/12/2015, nếu theo chứng từ giao dịch bà L không trả đủ 15.000.000 đồng/tháng, thì được tính theo sự thừa nhận của nguyên đơn và bà L là trả đủ 15.000.000 đồng/tháng, tính lãi vào ngày 18 là có cơ sở. Lãi suất bà L trả cho nguyên đơn được điều chỉnh như sau:

Ngày 20/4/2014âl (ngày 18/5/2014dl) vay 300.000.000 đồng, theo Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định lãi suất 9%/năm, lấy 9%/năm x 150% = 1,125%/tháng, lãi từ ngày 19/5/2014 đến ngày 30/5/2014 là 12 ngày, 300.000.000 đồng x 1,125%/tháng x 12 ngày = 1.350.000 đồng. Ngày 30/5/2014 bà L trả 4.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (4.000.000 đồng - 1.350.000 đồng = 2.650.000 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn. Tiền vốn còn lại bằng 297.350.000 đồng (300.000.000 đồng - 2.650.000 đồng).

Tương tự cách tính như trên, lãi từ ngày 01/6/2014 đến ngày 19/6/2014 được tính: 297.350.000 đồng x 1,125%/tháng x 19 ngày = 2.118.618 đồng. Ngày 19/6/2014 bà L trả 13.190.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (13.190.000 đồng - 2.118.618 đồng = 11.071.382 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 286.278.618 đồng (297.350.000 đồng - 11.071.382 đồng).

Lãi từ ngày 20/6/2014 đến ngày 02/7/2014 được tính: 286.278.618 đồng x 1,125%/tháng x 13 ngày = 1.395.608 đồng. Ngày 02/7/2014 bà L trả 4.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (4.000.000 đồng - 1.395.608 đồng = 2.604.392 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 283.674.226 đồng (286.278.618 đồng - 2.604.392 đồng).

Tổng tiền lãi trả qua tài khoản 02 tháng đầu là 21.190.000 đồng, như vậy ngày cuối tháng vay (ngày 18/7/2014) bà L có trả lãi bằng tiền mặt là 8.810.000 đồng là đủ tiền lãi 30.000.000 đồng/2 tháng. Lãi từ ngày 03/7/2014 đến ngày 18/7/2014 được tính: 283.674.226 đồng x 1,125%/tháng x 16 ngày = 1.702.045 đồng. Ngày 18/7/2014 bà L trả 8.810.000đồng được đối trừ vào tiền lãi (8.810.000đồng - 1.702.045 đồng = 7.107.955 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 276.566.271 đồng (283.674.226 đồng - 7.107.955 đồng).

Lãi từ ngày 19/7/2014 đến ngày 31/7/2014 được tính: 276.566.271 đồng x 1,125%/tháng x 13 ngày = 1.348.260 đồng. Ngày 31/7/2014 trả 5.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (5.000.000 đồng - 1.348.260 đồng = 3.651.740 đồng),

Lãi từ ngày 01/8/2014 đến ngày 18/8/2014 được tính: 272.914.491 đồng x1,125%/tháng x 18 ngày = 1.842.172 đồng. Ngày 18/8/2014 trả tiền mặt 10.000.000 đồng là đủ 15.000.000 đồng/tháng, được đối trừ vào tiền lãi (10.000.000 đồng - 1.842.172 đồng = 8.157.828 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 264.756.663 đồng (272.914.491 đồng - 8.157.828 đồng).

Lãi từ ngày 19/8/2014 đến ngày 15/9/2014 được tính: 264.756.663 đồng x 1,125%/tháng x 27 ngày = 2.680.660 đồng. Ngày 15/9/2014 trả 11.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (11.000.000 đồng - 2.680.660 đồng = 8.319.340 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 256.437.323 đồng (264.756.663 đồng - 8.319.340 đồng).

Lãi từ ngày 16/9/2014 đến ngày 18/9/2014 được tính: 256.437.323 đồng x 1,125%/tháng x 3 ngày = 288.491 đồng. Ngày 18/9/2014 trả tiền mặt 4.000.000 đồng là đủ 15.000.000 đồng/tháng, được đối trừ vào tiền lãi (4.000.000 đồng - 288.491 đồng = 3.711.509 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 252.725.814 đồng (256.437.323 đồng - 3.711.509 đồng).

Lãi từ ngày 19/9/2014 đến ngày 13/10/2014 được tính: 252.725.814 đồng x 1,125%/tháng x 25 ngày = 2.369.304 đồng. Ngày 13/10/2014 trả 11.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (11.000.000 đồng - 2.369.304 đồng = 8.630.696 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 244.095.118 đồng (252.725.814 đồng - 8.630.696 đồng).

Lãi từ ngày 14/10/2014 đến ngày 18/10/2014 được tính: 244.095.118 đồng x 1,125%/tháng x 5 ngày = 457.678 đồng. Ngày 18/10/2014 trả tiền mặt 4.000.000 đồng là đủ 15.000.000 đồng/tháng, được đối trừ vào tiền lãi (4.000.000 đồng - 457.678 đồng = 3.542.322 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 240.552.796 đồng (244.095.118 đồng - 3.542.322 đồng). Lãi từ ngày 19/10/2014 đến ngày 29/10/2014 được tính: 240.552.796 đồng x 1,125%/tháng x 11 ngày = 992.279 đồng. Ngày 29/10/2014 trả 4.400.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (4.400.000 đồng - 992.279 đồng = 3.407.721 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 237.145.075 đồng (240.552.796 đồng - 3.407.721 đồng).

Lãi từ ngày 30/10/2014 đến ngày 18/11/2014 được tính: 237.145.075 đồng x 1,125%/tháng x 19 ngày = 1.689.658 đồng. Ngày 18/11/2014 trả 11.100.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (11.100.000 đồng - 1.689.658 đồng = 9.410.342 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 227.734.733 đồng (237.145.075 đồng - 9.410.342 đồng).

Lãi từ ngày 19/11/2014 đến ngày 21/11/2014 được tính: 227.734.733 đồng x 1,125%/tháng x 3 ngày = 256.201 đồng. Ngày 21/11/2014 trả 10.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (10.000.000 đồng - 256.201 đồng = 9.743.799 đồng),

Lãi từ ngày 22/11/2014 đến ngày 29/11/2014 được tính: 217.990.934 đồng x 1,125%/tháng x 8 ngày = 653.972 đồng. Ngày 29/11/2014 trả 6.500.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (6.500.000 đồng - 653.972 đồng = 5.846.028 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 212.144.906 đồng (217.990.934 đồng - 5.846.028 đồng).

Lãi từ ngày 30/11/2014 đến cuối tháng là ngày 18/12/2014 được tính: 212.144.906 đồng x 1,125%/tháng x 19 ngày = 1.511.532 đồng. Ngày 15/12/2014 trả 51.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (51.000.000 đồng - 1.511.532 đồng = 49.488.468 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 162.656.438 đồng (212.144.906 đồng - 49.488.468 đồng).

Lãi từ ngày 19/12/2014 đến ngày 18/01/2015 được tính: 162.656.438 đồng x 1,125%/tháng x 01 tháng = 1.829.884 đồng. Ngày 16/01/2015 trả qua tài khoản 8.500.000 đồng, ngày 18/01/2015 trả tiền mặt 6.500.000 đồng là đủ 15.000.000 đồng/tháng được đối trừ vào tiền lãi (15.000.000 đồng - 1.829.884 đồng = 13.170.116 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 149.486.322 đồng (162.656.438 đồng - 13.170.116 đồng).

Lãi từ ngày 19/01/2015 đến ngày 18/02/2015 được tính: 149.486.322 đồng x 1,125%/tháng x 01 tháng = 1.681.721 đồng. Ngày 18/02/2015 trả tiền mặt 15.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (15.000.000 đồng - 1.681.721 đồng = 13.318.279 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 136.168.043 đồng (149.486.322 đồng - 13.318.279 đồng). 

Lãi từ ngày 19/02/2015 đến ngày 26/02/2015 được tính: 136.168.043 đồng x 1,125%/tháng x 08 ngày = 408.504 đồng. Ngày 26/02/2015 trả 5.500.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (5.500.000 đồng - 408.504 đồng = 5.091.496 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 131.076.547 đồng (136.168.043 đồng - 5.091.496 đồng). 

Lãi từ ngày 27/02/2015 đến ngày 16/3/2015 được tính: 131.076.547 đồng x 1,125%/tháng x 20 ngày = 983.074 đồng. Ngày 16/3/2015 trả 8.500.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (8.500.000 đồng - 983.074 đồng = 7.516.926 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 123.559.621 đồng (131.076.547 đồng - 7.516.926 đồng).

Lãi từ ngày 17/3/2015 đến ngày 18/3/2015 được tính: 123.559.621 đồng x 1,125%/tháng x 02 ngày = 92.669 đồng. Ngày 18/3/2015 trả tiền mặt 1.000.000đồng là đủ 15.000.000đồng/tháng được đối trừ vào tiền lãi (1.000.000 đồng - 92.669 đồng = 907.331 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 122.652.290 đồng (123.559.621 đồng - 907.331 đồng).

Lãi từ ngày 19/3/2015 đến ngày 13/4/2015 được tính: 122.652.290 đồng x 1,125%/tháng x 25 ngày = 1.149.865 đồng. Ngày 13/4/2015 trả 8.500.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (8.500.000 đồng - 1.149.865 đồng = 7.350.135 đồng), 

Lãi từ ngày 14/4/2015 đến ngày 18/4/2015 được tính: 115.302.155 đồng x 1,125%/tháng x 05 ngày = 216.191 đồng. Ngày 18/4/2015 trả tiền mặt 6.500.000 đồng là đủ 15.000.000đồng/tháng được đối trừ vào tiền lãi (6.500.000 đồng - 216.191 đồng = 6.283.809 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 109.018.346 đồng (115.302.155 đồng - 6.283.809 đồng).

Lãi từ ngày 19/4/2015 đến ngày 24/4/2015 được tính: 109.018.346 đồng x 1,125%/tháng x 06 ngày = 245.291 đồng. Ngày 24/4/2015 trả 6.500.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (6.500.000 đồng - 245.291 đồng = 6.254.709 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 102.763.637 đồng (109.018.346 đồng - 6.254.709 đồng).

Lãi từ ngày 25/4/2015 đến ngày 18/5/2015 (tính tròn tháng vì trả đủ 15.000.000đồng/tháng) được tính: 102.763.637 đồng x 1,125%/tháng x 24 ngày = 924.872 đồng. Ngày 15/5/2015 trả 8.500.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (8.500.000 đồng - 924.872 đồng = 7.575.128 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 95.188.509 đồng (102.763.637 đồng - 7.575.128 đồng).

Lãi từ ngày 19/5/2015 đến ngày 18/6/2015 được tính: 95.188.509 đồng x 1,125%/tháng x 01 tháng = 1.070.870 đồng. Ngày 18/6/2015 trả tiền mặt 15.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (15.000.000 đồng - 1.070.870 đồng = 13.929.130 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 81.259.379 đồng (95.188.509 đồng - 13.929.130 đồng). 

Lãi từ ngày 19/6/2015 đến ngày 18/7/2015 được tính: 81.259.379 đồng x 1,125%/tháng x 01 tháng = 914.168 đồng. Ngày 18/7/2015 trả tiền mặt 15.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (15.000.000 đồng - 914.168 đồng = 14.085832 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 67.173.547 đồng (81.259.379 đồng - 14.085832 đồng).

Lãi từ ngày 19/7/2015 đến ngày 18/8/2015 được tính: 67.173.547 đồng x 1,125%/tháng x 01 tháng = 755.702 đồng. Ngày 18/8/2015 trả tiền mặt 15.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (15.000.000 đồng - 755.702 đồng = 14.244.298 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 52.929.249 đồng (67.173.547 đồng - 14.244.298 đồng). 

Lãi từ ngày 19/8/2015 đến ngày 18/9/2015 được tính: 52.929.249 đồng x 1,125%/tháng x 01 tháng = 595.454 đồng. Ngày 18/9/2015 trả 15.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (15.000.000 đồng - 595.454 đồng = 14.404.546 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 38.524.703 đồng (52.929.249 đồng - 14.404.546 đồng).

Lãi từ ngày 19/9/2015 đến ngày 25/12/2015 được tính: 38.524.703 đồng x 1,125%/tháng x 03 tháng 06 ngày = 1.386.886 đồng. Ngày 25/12/2015 trả vào tài khoản 6.500.000 đồng và 8.500.000 đồng tiền mặt là trả đủ tiền lãi tháng thứ 17, được lấy đối trừ vào tiền lãi (15.000.000 đồng - 1.386.886 đồng = 13.613.114 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 24.911.589 đồng (38.524.703 đồng - 13.613.114 đồng).

Lãi từ ngày 26/12/2015 đến ngày 07/3/2016 (ngày 29/01/2016âl) được tính: 24.911.589 đồng x 1,125%/tháng x 02 tháng 11 ngày = 663.270 đồng. Ngày 07/3/2016 trả tiền lãi tháng thứ 18 là 15.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (15.000.000 đồng - 663.270 đồng = 14.336.730 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 10.574.852 đồng (24.911.589 đồng - 14.336.730 đồng).

 [7] Như vậy, đến ngày 07/3/2016 bà L còn nợ lại tiền vốn là 10.574.852 đồng nên được tiếp tục tính lãi suất đến ngày xét xử. Lãi từ ngày 08/3/2015 đến ngày 30/12/2016 được tính: 10.574.852 đồng x 1,125%/tháng x 09 tháng 23 ngày = 1.161.911 đồng.

Lãi từ ngày 01/01/2017 đến ngày xét xử (ngày 28/9/2017) được tính: 10.574.852 đồng x 1,66%/tháng x 08 tháng 27 ngày = 1.562.323 đồng.

Tổng vốn và lãi bà L và ông M phải trả tiếp cho ông T và bà M 13.299.086 đồng (vốn 10.574.852 đồng + tiền lãi 2.724.234 đồng).

 [8] Đối với lãi suất chị T đã nhận của nguyên đơn: Giữa chị T và bà M, ông T xác định ngày 18 hàng tháng trả đủ cho chị T 01 lần bằng 15.000.000 đồng, chị T đã nhận liên tục được 18 tháng tiền lãi. Do đó, phần điều chỉnh lãi suất giữa chị T và nguyên đơn được tính vào ngày 18 hàng tháng và tính liên tục 18 tháng là có căn cứ, lãi suất được điều chỉnh như sau:

Từ ngày 18/5/2014 đến ngày 18/6/2014, lãi được tính: 300.000.000 đồng x 1,125%/tháng x 01 tháng = 3.375.000 đồng. Ngày 18/6/2014 nguyên đơn trả 15.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (15.000.000 đồng – 3.375.000 đồng = 11.625.000 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 288.375.000 đồng (300.000.000 đồng - 11.625.000 đồng).

Từ ngày 18/6/2014 đến ngày 18/7/2014, lãi được tính: 288.375.000 đồng x 1,125%/tháng x 01 tháng = 3.244.218 đồng. Ngày 18/7/2014 nguyên đơn trả 15.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (15.000.000 đồng – 3.244.218 đồng = 11.755.782 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 276.619.218 đồng (288.375.000 đồng - 11.755.782 đồng).Từ ngày 18/7/2014 đến ngày 18/8/2014, lãi được   tính: 276.619.218 đồng x 1,125%/tháng x 01 tháng = 3.111.966 đồng. Ngày 18/8/2014 nguyên đơn trả 15.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (15.000.000 đồng – 3.111.966 đồng = 11.888.034 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 264.731.184 đồng (276.619.218 đồng - 11.888.034 đồng).

Từ ngày 18/8/2014 đến ngày 18/9/2014, lãi được tính: 264.731.184 đồng x 1,125%/tháng x 01 tháng = 2.978.225 đồng. Ngày 18/9/2014 nguyên đơn trả 15.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (15.000.000 đồng – 2.978.225 đồng = 12.021.775 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 252.709.409 đồng (264.731.184 đồng - 12.021.775 đồng).

Từ ngày 18/9/2014 đến ngày 18/10/2014, lãi được tính: 252.709.409 đồng x 1,125%/tháng x 01 tháng = 2.842.980 đồng. Ngày 18/10/2014 nguyên đơn trả 15.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (15.000.000 đồng – 2.842.980 đồng = 12.157.020 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại  bằng240.552.389 đồng (252.709.409 đồng - 12.157.020 đồng).

Từ ngày 18/10/2014 đến ngày 18/11/2014, lãi được tính: 240.552.389 đồng x 1,125%/tháng x 01 tháng = 2.706.214 đồng. Ngày 18/11/2014 nguyên đơn trả 15.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (15.000.000 đồng – 2.706.214 đồng = 12.293.786 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 228.258.603 đồng (240.552.389 đồng - 12.293.786 đồng).

Từ ngày 18/11/2014 đến ngày 18/12/2014, lãi được tính: 228.258.603 đồng x 1,125%/tháng x 01 tháng = 2.567.909 đồng. Ngày 18/12/2014 nguyên đơn trả 15.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (15.000.000 đồng – 2.567.909 đồng = 12.432.091 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 215.826.512 đồng (228.258.603 đồng - 12.432.091 đồng).

Từ ngày 18/12/2014 đến ngày 18/01/2015, lãi được tính: 215.826.512 đồng x 1,125%/tháng x 01 tháng = 2.428.048 đồng. Ngày 18/01/2015 nguyên đơn trả 15.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (15.000.000 đồng – 2.428.048 đồng = 12.571.952 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 203.254.560 đồng (215.826.512 đồng - 12.571.952 đồng).

Từ ngày 18/01/2015 đến ngày 18/02/2015, lãi được tính: 203.254.560 đồng x 1,125%/tháng x 01 tháng = 2.286.613 đồng. Ngày 18/02/2015 nguyên đơn trả 15.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (15.000.000 đồng – 2.286.613 đồng = 12.713.387 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 190.541.173 đồng (203.254.560 đồng - 12.713.387 đồng).

Từ ngày 18/02/2015 đến ngày 18/03/2015, lãi được tính: 190.541.173 đồng x 1,125%/tháng x 01 tháng = 2.143.588 đồng. Ngày 18/03/2015 nguyên đơn trả 15.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (15.000.000 đồng – 2.143.588 đồng = 12.856.412 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 177.684.761 đồng (190.541.173 đồng - 12.856.412 đồng).

Từ ngày 18/3/2015 đến ngày 18/4/2015, lãi được tính: 177.684.761 đồng x 1,125%/tháng x 01 tháng = 1.998.953 đồng. Ngày 18/4/2015 nguyên đơn trả 15.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (15.000.000 đồng – 1.998.953 đồng = 13.001.047 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 164.683.714 đồng (177.684.761 đồng - 13.001.047 đồng).

Từ ngày 18/4/2015 đến ngày 18/5/2015, lãi được tính: 164.683.714 đồng x 1,125%/tháng x 01 tháng = 1.852.691 đồng. Ngày 18/5/2015 nguyên đơn trả 15.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (15.000.000 đồng – 1.852.691 đồng = 13.147.309 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 151.536.405 đồng (164.683.714 đồng - 13.147.309 đồng).

Từ ngày 18/5/2015 đến ngày 18/6/2015, lãi được tính: 151.536.405 đồng x 1,125%/tháng x 01 tháng = 1.704.780 đồng. Ngày 18/6/2015 nguyên đơn trả 15.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (15.000.000 đồng – 1.704.780 đồng = 13.295.220 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 138.240.825 đồng (151.536.405 đồng - 13.295.220 đồng). 

Từ ngày 18/6/2015 đến ngày 18/7/2015, lãi được tính: 138.240.825 đồng x 1,125%/tháng x 01 tháng = 1.555.209 đồng. Ngày 18/7/2015 nguyên đơn trả 15.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (15.000.000 đồng – 1.555.209 đồng = 13.444.791 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 124.796.034 đồng (138.240.825 đồng - 13. 444.791 đồng). 

Từ ngày 18/7/2015 đến ngày 18/8/2015, lãi được tính: 124.796.034 đồng x 1,125%/tháng x 01 tháng = 1.403.955 đồng. Ngày 18/8/2015 nguyên đơn trả 15.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (15.000.000 đồng – 1.403.955 đồng = 13.596.045 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 111.199.989 đồng (124.796.034 đồng - 13. 596.045 đồng).

Từ ngày 18/8/2015 đến ngày 18/9/2015, lãi được tính: 111.199.989 đồng x 1,125%/tháng x 01 tháng = 1.250.999 đồng. Ngày 18/9/2015 nguyên đơn trả 15.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (15.000.000 đồng – 1.250.999 đồng = 13.749.001 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 97.450.988 đồng (111.199.989 đồng - 13.749.001 đồng). 

Từ ngày 18/9/2015 đến ngày 18/10/2015, lãi được tính: 97.450.988 đồng x 1,125%/tháng x 01 tháng = 1.096.323 đồng. Ngày 18/10/2015 nguyên đơn trả 15.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (15.000.000 đồng – 1.096.323 đồng = 13.903.677 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 83.547.311 đồng (97.450.988 đồng - 13.903.677 đồng).

Từ ngày 18/10/2015 đến ngày 18/11/2015, lãi được tính: 83.547.311 đồng x 1,125%/tháng x 01 tháng = 939.907 đồng. Ngày 18/11/2015 nguyên đơn trả 15.000.000 đồng được đối trừ vào tiền lãi (15.000.000 đồng – 939.907 đồng = 14.060.093 đồng), phần dư lại được đối trừ vào tiền vốn, tiền vốn còn lại bằng 69.487.218 đồng (83.547.311 đồng - 14.060.093 đồng).

Lãi suất từ ngày 19/11/2015 đến ngày 29/3/2016 nguyên đơn trả 300.000.000 đồng được tính: 69.487.218 đồng x 1,125%/tháng x 04 tháng 10 ngày = 3.387.500 đồng.

 [9] Như vậy, đến ngày 29/3/2016 tiền lãi chị T và anh L được hưởng theo quy định pháp luật tổng bằng 42.875.078 đồng, tiền vốn còn nợ chị T 69.487.218 đồng nhưng nguyên đơn đã trả 300.000.000 đồng là trả dư 227.125.282 đồng (300.000.000 đồng - 69.487.218 đồng - 3.387.500 đồng), nên chị T và anh L phải có trách nhiệm hoàn trả lại cho nguyên đơn số tiền trả dư là có căn cứ.

 [10] Số tiền ông T và bà M khởi kiện nhưng không được Hội đồng xét xử xem xét chấp nhận là 59.575.632 đồng (300.000.000 đồng – 227.125.282 đồng – 13.299.086 đồng).

 [11] Ông T và bà M là người đang quản lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà L và ông M. Do đó, ông T và bà M có trách nhiệm giao lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà L và ông M là có căn cứ

[12] Đối với việc ông T gửi vào tài khoản của anh Lương Hoàng H vào ngày 05/11/2014 số tiền 10.000.000 đồng, ngày 13/10/2015 là 20.000.000 đồng, anh H thừa nhận là giao dịch vay tiền giữa anh H với ông T. Mặt khác nguyên đơn không khởi kiện đòi lại số tiền này nên không xem xét, giải quyết là phù hợp. Nếu giữa ông T, bà M và anh H không thỏa thuận được với nhau và có tranh chấp thì ông T, bà M có quyền khởi kiện bằng vụ kiện dân sự khác tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

 [13] Án phí dân sự sơ thẩm ông T và bà L phải chịu 2.978.781 đồng (5% của số tiền 59.575.632 đồng không được chấp nhận). Bà Hồ Thị L và ông Lương Văn M phải chịu 664.954 đồng (13.299.086 đồng x 5%). Anh L và chị T phải chịu 11.356.264 đồng (227.125.282 đồng x 5%).

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 1, 2 Điều 228 và khoản 1 Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 361, Điều 367, Điều 471, Điều 474, Điều 476, khoản 2 Điều 478 Bộ luật dân sự năm 2005; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà án.

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông T và bà M.

Buộc bà Hồ Thị L và ông Lương Văn M phải hoàn trả lại cho ông Nguyễn Việt T và bà Hồ Thị Út M 13.299.086 đồng (Mười ba triệu hai trăm chín mươi chín nghìn không trăm tám mươi sáu đồng).

Buộc chị Nguyễn Thị Thu T và anh Hồ Ngọc L phải hoàn trả lại cho ông Nguyễn Việt T và bà Hồ Thị Út M số tiền trả dư bằng 227.125.282 đồng (Hai trăm hai mươi bảy triệu một trăm hai mươi lăm nghìn hai trăm tám mươi hai đồng).

2. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Việt T và bà Hồ Thị

Út M yêu cầu bà Hồ Thị L và ông Lương Văn M trả thêm số tiền vay là 59.575.632 đồng.

3. Ông Nguyễn Việt T và bà Hồ Thị Út M có trách nhiệm trả lại cho bà Hồ Thị L và ông Lương Văn M một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số A0 062523 do UBND huyện PL, tỉnh Bạc Liêu cấp cho ông Lương Văn M và bà Hồ Thị L tổng diện tích 7.748m2 đất tọa lạc ấp MA, VPĐ, PL, Bạc Liêu.

4. Án phí dân sự sơ thẩm ông Nguyễn Việt T và bà Hồ Thị Út M phải chịu 2.978.781 đồng. Bà Hồ Thị L và ông Lương Văn M phải chịu 664.954 đồng. Anh Hồ Ngọc L và chị Nguyễn Thị Thu T phải chịu 11.356.264 đồng.

Ông Nguyễn Việt T và bà Hồ Thị Út M dự nộp 7.500.000 đồng tại biên lai số 0008573 ngày 06/3/2017 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Đầm Dơi được chuyển thu đối trừ, ông T và bà M được nhận lại số tiền chênh lệch là 4.521.219 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm.

5. Kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án x ong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.

6. Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

7. Đương sự có quyền làm đơn kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày nhận được bản án hoặc được tống đạt hợp lệ./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

369
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 70/2017/DS-ST ngày 28/09/2017 về tranh chấp hợp đồng vay tài sản và hợp đồng bảo lãnh

Số hiệu:70/2017/DS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Đầm Dơi - Cà Mau
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 28/09/2017
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về