Bản án 16/2020/DS-ST ngày 22/01/2020 về tranh chấp quyền sử dụng đất

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU

BẢN ÁN 16/2020/DS-ST NGÀY 22/01/2020 VỀ TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Trong các ngày 21 và 22 tháng 01 năm 2020, tại trụ sở Toà án nhân dân huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tiến hành xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 261/2016/TLST-DS ngày 09/11/2016 về việc “Tranh chấp quyền sử dụng đất”, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 182/2019/QĐXXST-DS ngày 22/7/2019, Quyết định hoãn phiên tòa số: 219/2019/QĐST-DS ngày 16/8/2019, giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Trần Thị H, sinh năm 1939. Địa chỉ: Khóm 4, thị trấn S, huyện T, tỉnh C.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Luật sư Võ Thanh T2 – Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau.

Bị đơn: Trần Ngọc A1, sinh năm 1960.

Trần Ngọc T1, sinh năm 1964.

Cùng địa chỉ: Khóm 4, thị trấn S, huyện T, tỉnh C.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

+ Đinh Thị T3 (Mọi) – Vợ ông T1.

+ Trần Văn D1 (con ông T1).

+ Trần Thị T4 (con ông T1).

+ Trần Ngọc H1 (con ông T1).

+ Trần Thúy D2 (con ông T1).

+ Trần Văn H2 (con ông T1).

+ Trần Thị A2 (con ông T1).

+ Đào Kim M (vợ ông A1).

+ Trần Minh D3 (con ông A1).

+ Trần Tuyết X1 (con ông A1).

+ Trần Phương N1 (con ông A1).

+ Trần Tuyết H3 (con ông A1).

+ Trần Tuyết N2 (con ông A1).

+ Trần Minh T5 (con ông A1).

+ Trần Thị A2, sinh năm 1962 (con bà Hữu).

+ Trần Thị U, sinh năm 1973 (con bà Hữu).

+ Trần Thị L, sinh năm 1955 (con bà Hữu).

+ Trần Kim E, sinh năm 1968 (con bà Hữu).

+ Trần Kim X2, sinh năm 1968 (con bà Hữu).

+ Nguyễn Văn T6, sinh năm 1966 (chồng bà X2).

+ Nguyễn Văn T7, sinh năm 1994.

+ Nguyễn Văn X3, sinh năm 1985.

+ Nguyễn Văn D4, sinh năm 1989.

+ Nguyễn Thị Q, sinh năm 1987.

Cùng địa chỉ: Khóm 4, thị t, huyện T, tỉnh C.

+ Đào Kim B (58 tuổi).

Đa chỉ: Khóm 2, thị t, huyện T, tỉnh C .

+ y ban nhân dân (UBND) huyện T, tỉnh C.

Đa chỉ: Khóm 9, thị trấn T, huyện T, tỉnh C.

Bà H, bà X2, bà L, bà U, luật sư T có mặt tại phiên tòa. UBND huyện T, ông T6, bà B, anh T7, anh X3, anh D4, chị Q, Em có đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt. Các đương sự khác vắng mặt không rõ lý do.

NỘI DUNG VỤ ÁN

- Theo đơn khởi kiện và lời trình bày của nguyên đơn có tại hồ sơ và tại phiên toà thể hiện: Ngun gốc đất do vợ chồng bà Trần Thị H và ông Trần Văn N phá trước năm 1975 (ông N bệnh chết năm 2003), năm 1995 bà H được UBND huyện T cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số E 941018 ngày 20/12/1995, diện tích là 40.300 m2 - đất tọa lạc tại khóm 4, thị trấn S, huyện T, tỉnh C, đến năm 2009 đổi sổ hộ bà Hữu được cấp lại diện tích là 34.664,5 m2 (do bị thu hồi để nhà nước múc đê). Trong phần đất này vào năm 1991 bà H có cho ông Trần Ngọc A1 nượn diện tích khoảng 13.000 m2 (theo đo đạc thực tế là 15.314,4 m2), năm 2008 cho ông Trần Ngọc T1 mượn diện tích khoản 15.000 m2 (theo đo đạc thực tế là 20.052,5 m2).

Nay bà H yêu cầu ông A1 trả lại diện tích theo đo đạc thực tế là 15.314,4 m2, yêu cầu ông T1 trả lại diện tích theo đo đạc thực tế là 20.052,5 m2.

- Bị đơn ông Trần Ngọc A1 trình bày tại biên bản làm việc ngày 11/10/2018 như sau: Ông A1 là con ruột của bà H và ông N, sau tiếp thu 02 đến 03 năm thì cha mẹ ông đã giao cho ông quản lý sử dụng toàn bộ diện tích đất trên (tặng cho luôn), ông quản lý sử dụng khoảng 06 năm thì bà H kêu ông A1 giao lại cho Trần Ngọc T1 ½ diện tích và vợ chồng ông T1 quản lý sử dụng cho đến nay. Phần đất ông A1 đang quản lý sử dụng theo đo đạc thực tế là 15.314,4 m2 và phần đất của ông T1 quản lý sử dụng theo đo đạc thực tế là 20.052,5 m2, hai phần đất này hiện nay bà Trần Thị H còn đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các cây trên đất là do tự mọc, riêng dừa là do ông trồng. Trên phần đất của ông quản lý có căn nhà của bà Đào Kim B là do vợ chồng ông A1 chuyển nhượng cho bà B, ngang 6 mét X dài khoảng 20 mét đến 30 mét. Trong quá trình quản lý ông A1 có mướn xáng cuốc bao xung quanh kể cả đất của ông T1, chi phí lâu quá không nhớ.

Nay ông A1 yêu cầu được tiếp tục quản lý sử dụng vì đất này cha mẹ đã cho, việc cho đất không có làm giấy.

- Ông Trần Ngọc T1 trình bày tại biên bản làm việc ngày 11/10/2018 như sau: Ông T1 là con ruột của bà H và ông N, sau tiếp thu 02 - 03 năm thì cha mẹ ông đã giao cho ông A1 quản lý sử dụng, ông A1 quản lý sử dụng khoảng 06 năm thì bà H kêu ông A1 giao lại cho ông T1 ½ diện tích và vợ chồng ông T1 quản lý sử dụng cho đến nay. Phần đất của ông T1 quản lý sử dụng theo đo đạc thực tế là 20.052,5 m2, phần đất này hiện nay bà Trần Thị H còn đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quá trình sử dụng có thuê xáng múc bao xung quanh đất nhưng không nhớ là bao nhiêu. Việc cho đất bà H chỉ nói miệng không có làm giấy, nhưng các anh chị em biết. Trên phần đất ông quản lý có cây đước là do ông trồng, còn cây mắm thì tự mọc. Trên phần đất ông T1 đang quản lý có căn nhà của bà X2 là do cha mẹ cho bà X2 cất ở.

Nay ông T1 yêu cầu được tiếp tục sử dụng phần đất trên, đối với nhà bà X2 ông T1 không yêu cầu gì, nếu sau này có tranh chấp ông T1 yêu cầu bằng vụ kiện khác.

- Lời trình bày của bà Trần Kim X2 và ông Nguyễn Văn T6 có tại hồ sơ: Vào khoảng năm 1998 bà H có cho vợ chồng bà phần đất ngang 5 mét X dài khoảng 60 mét đến 70 mét để cất nhà ở, việc cho không làm giấy. Hiện trạng nhà ngang 5 mét X dài 18 mét cây gỗ địa phương, nền lót gạch bông vách xây tường cao 01 mét, dừng thiết, lợp tol xi măng, xây dựng năm 2006. Tại phiên tòa bà X2 đồng ý tháo dỡ nhà trả lại đất cho bà Hữu, và không yêu cầu gì trong vụ kiện này.

- Các con của bà X2 và ông T6 gồm có Nguyễn Văn D4, Nguyễn văn X, Nguyễn Văn T7, Nguyễn Thị Q trình bày: Phần đất tranh chấp giữa bà H với ông A1, ông T1 có nhà của cha mẹ và anh chị em đang sinh sống, các anh chị em không có yêu cầu, giao toàn quyền quyết định cho cha mẹ là bà X2 và ông T6. Đồng thời những người này do đi làm ăn xa nên yêu cầu Tòa án xét xử vắng mặt.

- Lời trình bày của bà Trần Thị L, Trần Kim E, Trần Kim Anh, Trần Thị U: Về nguồn gốc đất là do cha mẹ khai phá từ trước năm 1975 sau đó bà H được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chị em chúng các bà không yêu cầu gì trong phần đất này mà giao toàn quyền quyết định cho mẹ là bà H. Đồng thời bà A2 yêu cầu Tòa án xét xử vắng mặt do bận công chuyện làm ăn ở xa không tham gia phiên tòa được. Tại phiên tòa bà L, bà X2, bà U xác định phần đất ông A1 và ông T1 đang quản lý là do bà H cho các ông A1 và ông T1 mượn, chứ không có cho.

- Tại biên bản làm việc với bà Đào Kim B ngày 24/9/2019 thể hiện: Vào năm 2014 ông A1 có chuyển nhượng cho bà B 01 phần đất ngang 6 mét X dài khoảng 32 mét đến 33 mét, giá chuyển nhượng là 42.000.000 đồng, việc chuyển nhượng có làm giấy tay, khi chuyển nhượng có căn nhà của bà U, nên chuyển nhượng luôn phần nhà là 17.000.000 đồng. Từ khi chuyển nhượng đến nay bà B không có sử dụng nhà và đất, bà xác định phần đất chuyển nhượng chỉ có bà quản lý sử dụng ngoài ra không có ai khác cùng sử dụng. Nếu trường hợp Tòa án giao phần đất trên cho bà H thì bà B sẽ yêu cầu tranh chấp với ông A1 sau, còn trong vụ án này bà B không có yêu cầu gì.

- Tại công văn số: 2196/UBND-VP ngày 25/6/2019 của UBND huyện T, trả lời: Ngày 20/12/1995, bà Trần Thị H được UBND huyện T cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có số phát hành E 941018, đất tại khóm 4, thị trấn S, huyện T, tỉnh C, tại thửa số 08, 09 - tờ bản đồ số 02, diện tích là 40.300 m2. Trong đó có 300 m2 đất ở đô thị, 40.000 m2 đất nuôi tôm. Sau khi chỉnh lý biến động do chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất để xây dựng đê tả S, diện tích còn lại trên giấy chứng nhận là 34.664,5 m2. Đến ngày 03/10/2008 hộ bà H có đơn xin cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đơn xin giao đất nông nghiệp và được UBND huyện T cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AO 908887, AO 908892, AO 908888 ngày 30/6/2009, tại thửa số 37, 25, 28, 38 - tờ bản đồ số 26. Sau khi kiểm tra, đối chiếu hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ bà Trần Thị H thì việc cấp giấy chứng nhận nêu trên là đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định.

- Đối với Đào Kim M, Trần Minh D3, Trần Tuyết X1, Trần Phương N1, Trần Tuyết H3, Trần Tuyết N2, Trần Minh T5, Trần Thị A2, Trần Văn H2, Trần Thúy D2, Trần Ngọc H1, Trần Văn T, Trần Văn D1, Đinh Thị T3: Tòa án đã triệu tập nhiều lần để hòa giải và xét xử nhưng những người này đều từ chối nhận văn bản và không có mặt tại tòa án, do đó Tòa án chưa ghi nhận được ý kiến của những người này.

- Tại kết luận định giá số: 38/KL-TA ngày 14/9/2017, kết luận: Phần đất tranh chấp có giá trị là 841.605.600 đồng, đất thổ cư là 432.000.000 đồng. Phần cây trồng và nhà trên đất của ông T1 quản lý: Gồm 2085 cây đước (gốc nhỏ hơn 15 cm) giá mỗi cây là 55.000 đồng = 114.675.000 đồng; 135 cây mắm (gốc nhỏ hơn 15 cm) giá mỗi cây là 55.000 đồng = 7.425.000 đồng; căn nhà của bà X2 và ông T6 giá trị 1.500.000 đồng; căn nhà của ông T1 trị giá 16.232.640 đồng (chòi giữ vuông). Tài sản và cây trồng trên đất của ông A1 quản lý: Nhà của bà B trị giá 81.141.760 đồng;

25 cây đước = 1.375.000 đồng; 40 cây mắm (gốc nhỏ hơn 20 cm) giá 55.000 đồng = 2.200.000 đồng; 20 cây mắm gốc lớn hơn 20 cm) giá 85.000 đồng = 1.700.000 đồng;

14 cây trâm bầu gốc nhỏ hơn 15 cm) giá mỗi cây 100.000 đồng = 1.400.000 đồng; 01 cây trâm bầu gốc lớn hơn 15 cm giá 150.000 đồng = 150.000 đồng; 05 cây dừa trồng 2 năm giá mỗi cây là 173.000 đồng = 865.000 đồng.

- Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện Viện kiểm sát huyện T phát biểu:

Thẩm phán, Hội đồng xét xử vụ án, thư ký tiến hành đúng theo trình tự quy định của Pháp luật tố tụng dân sự và các đương sự cũng chấp hành đúng với quyền và nghĩa vụ của các đương sự theo quy định của pháp luật.

Về quan điểm giải quyết vụ án: Về nguồn gốc đất là do ông N và bà H khai phá có trước năm 1975, bà H sử dụng đất này đến năm 1995 bà H được UBND huyện T cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, năm 2009 được đổi tên lại là hộ bà Trần Thị H. Tuy nhiên, về nguồn gốc đất là của bà H và ông N nên việc yêu cầu của bà H là có cơ sở, nên đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu của bà Trần Thị H về việc yêu cầu ông Trần Ngọc A1 trả lại diện tích theo đo đạc thực tế là 15.314,4 m2, ông Trần Ngọc T1 trả lại diện tích theo đo đạc thực tế là 20.052,5 m2.

Từ những nội dung vụ án thể hiện;

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và đã được xem xét tại phiên toà, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về thẩm quyền Toà án: Bị đơn cư trú tại huyện Trần Văn Thời và phần đất tranh chấp ở khóm 4, thị trấn S, huyện T, tỉnh C. Nguyên đơn bà Trần Thị H khởi kiện ông Trần Ngọc A1 và ông Trần Ngọc T1 về việc tranh chấp quyền sử dụng đất, nên Toà án nhân dân huyện T thụ lý giải quyết là đúng theo quy định tại khoản 9 Điều 26, Điều 35, Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 203 Luật đất đai năm 2013.

[2] Về quyền khởi kiện: Nguyên đơn cho rằng quyền và lợi ích bị bị đơn xâm hại nên khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là phù hợp với quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự.

[3] Về thủ tục: Đi với UBND huyện T, T2, Đ, X, T, Q, B, E có yêu cầu Tòa án xét xử vắng mặt; Trần Ngọc A1, Trần Ngọc T1, M, Đ1, X, N, H, N, T3, T4, T5, Đ2, T6, H1, D, H2, A2 Tòa án đã triệu tập lần thứ 2 để xét xử nhưng đều vắng mặt, nên Tòa án căn cứ vào Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự xét xử vắng mặt đối với những người nói trên.

[4] Về áp dụng pháp luật: Tranh chấp quyền sử dụng đất trước ngày Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực, nên áp dụng Bộ luật dân sự năm 2005 để giải quyết và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết để thực hiện là phù hợp với Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015.

[5] Xét về quan hệ pháp luật tranh chấp: Bà H khởi kiện ông A1 và ông T1 về việc đòi lại đất cho mượn, đối với ông A1 và ông T1 xác định là bà H cho đất, do đó xác định quan hệ pháp luật là tranh chấp quyền sử dụng đất.

[6] Xét về nội dung khởi kiện của bà Hữu: Nguồn gốc đất là do bà H và ông N khai phá trước năm 1975, đến năm 1995 UBND huyện T cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Trần Thị H đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tổng diện tích là 40.300 m2 đất tại khóm 4, thị trấn S, huyện T, tỉnh C. Trong phần đất này vào năm 1991 bà H có cho ông Trần Ngọc A1 mượn diện tích khoản 13.000 m2 (theo đo đạc thực tế là 15.314,4 m2), năm 2008 cho ông Trần Ngọc T1 mượn diện tích khoản 15.000 m2 (theo đo đạc thực tế là 20.052,5 m2). Nay bà H yêu cầu ông A1 trả lại diện tích theo đo đạc thực tế là 15.314,4 m2, yêu cầu ông T1 trả lại diện tích là 20.052,5 m2. Đối với ông A1 và ông T1 xác định sau tiếp thu khoảng 02 - 03 năm (tức là vào năm 1977 - 1978) các ông A1 và T1 được bà H cho đất, phần của ông A1 là 15.314,4 m2 ( theo đo đạc thực tế), phần của ông T1 là 20.052,5 m2 (theo đo đạc thực tế) và các ông đã quản lý sử dụng phần đất này cho đến nay. Việc tặng cho đất không có làm giấy.

Xét thấy về nguồn gốc đất là của bà Trần Thị H và ông Trần Văn N khai phá có trước năm 1975, vợ chồng bà H đã sử dụng phần đất này đến năm 1995 bà Trần Thị H được UBND huyện T cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đến năm 2009 được đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cấp cho hộ bà Trần Thị H, hiện nay bà H vẫn còn đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong thời gian ông A1 và ông T1 sử dụng đất, theo các ông thì cho rằng bà H đã tặng cho các ông nhưng không đi làm thủ tục theo quy định của pháp luật và các ông cũng không chứng minh được việc bà H đã tặng cho các ông. Do đó căn vào Điều 467 Bộ luật dân sự 2005 xác định hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa bà Trần Thị H và ông Trần Ngọc A1, ông Trần Ngọc T1 chưa có hiệu lực pháp luật.

Hiện nay ông Trần Ngọc A1 và bà Đào Kim M cùng các con ông A1 và bà M là Đ, X, N, H, N, T đang quản lý phần đất diện tích theo đo đạc là 15.314,4 m2, trên phần đất này có các cây trồng như: 25 cây đước = 1.375.000 đồng (tự mọc); 40 cây mắm (gốc nhỏ hơn 20 cm) giá 55.000 đồng = 2.200.000 đồng (tự mọc); 20 cây mắm gốc lớn hơn 20 cm) giá 85.000 đồng = 1.700.000 đồng (tự mọc); 14 cây trâm bầu gốc nhỏ hơn 15 cm) giá mỗi cây 100.000 đồng = 1.400.000 đồng (tự mọc); 01 cây trâm bầu gốc lớn hơn 15 cm giá 150.000 đồng = 150.000 đồng (tự mọc); 05 cây dừa trồng 2 năm giá mỗi cây là 173.000 đồng = 865.000 đồng (do ông A1 trồng). Do việc hợp đồng tặng cho chưa có hiệu lực nên cần buộc ông A1, bà M cùng các con ông A1 có trách nhiệm giao trả lại phần đất theo đo đạc thực tế là 15.314,4 m2 cho bà H là có căn cứ. Đối với cây trồng trên đất chỉ có 05 cây dừa trị giá 865.000 đồng do ông A1 trồng phần này cần buộc bà H phải trả lại giá trị cây trồng cho gia đình ông A1 là phù hợp. Còn lại các cây khác do tự mọc nên không phải trả lại giá trị. Ngoài ra, trên đất có nhà của bà B trị giá 81.141.760 đồng cất trên đất của ông A1 đang quản lý. Tại biên bản làm việc ngày 24/9/2019 bà B không yêu cầu trong vụ án này. Tuy nhiên phần đất này buộc ông A1 và gia đình ông A1 phải giao trả lại cho bà H nên cần buộc bà B phải di dời căn nhà để trả lại đất cho bà H là phù hợp.

Đi với ông Trần Ngọc T1 và bà Đinh Thị T3 (Mọi) cùng các con của ông T1 và bà T3 là Đ, T, H, D, H, A đang quản lý phần đất có diện tích 20.052,5 m2, trên phần đất này có các loại cây trồng như: 2085 cây đước (gốc nhỏ hơn 15 cm) giá mỗi cây là 55.000 đồng = 114.675.000 đồng (do ông T1 trồng), đối với bà H xác định phần cây đước là do bà trồng; 135 cây mắm (gốc nhỏ hơn 15 cm) giá mỗi cây là 55.000 đồng = 7.425.000 đồng (tự mọc). Ngoài ra trên phần đất này còn có căn nhà của bà X2 và ông T6 giá trị 1.500.000 đồng và căn nhà của ông T1 trị giá 16.232.640 đồng (chòi giữ vuông). Do việc hợp đồng tặng cho chưa có hiệu lực nên cần buộc ông T1, bà T3 (Mọi) cùng các con ông T1 có trách nhiệm giao trả lại phần đất theo đo đạc thực tế là 20.052,5 m2 cho bà H là có căn cứ. Đối với cây trồng trên đất chỉ có 2085 cây đước (gốc nhỏ hơn 15 cm) giá mỗi cây là 55.000 đồng = 114.675.000 đồng theo giấy xác nhận ngày 21/01/2020 các cây đước trồng trên đất của ông T1 hiện nay ông T1 đã khai thác hết hiện tại không còn và tại phiên tòa bà H cũng không yêu cầu phần cây đước nên không xem xét phần cây đước. Đối với các cây khác còn lại do tự mọc nên không phải trả lại giá trị. Đối với căn nhà của ông T1 (chòi giữ vuông) bằng cây gỗ địa phương, nên cần buộc ông T1 và gia đình di dời để trả lại phần đất cho bà H là phù hợp. Ngoài ra, trên phần đất của ông T1 còn có căn nhà của bà X2 và ông T6 giá trị 1.500.000 đồng, theo bà X2 và ông T6 xác định là bà H cho phần đất để cất nhà nếu bà H có yêu cầu thì bà và ông T6 di dời nhà đi nơi khác để trả lại phần đất trên cho bà H. Tại phiên tòa bà H yêu cầu bà X2 di dời nhà để trả lại đất cho bà, tại phiên tòa bà X2 đồng ý di dời nhà để trả lại đất cho bà H, nên Hội đồng xét xử chấp nhận việc tự nguyện của bà X2.

[7] Xét về chi phí tố tụng: Trong quá trình tiến hành tố tụng bà H có nộp tiền đo đạc là 4.498.000 đồng, tiền xem xét thẩm định là 1.600.000 đồng, tiền định giá 500.000 đồng. Tổng các khoản là 6.598.000 đồng. Do bà H yêu cầu khởi kiện được chấp nhận toàn bộ nên ông A1 và ông T1 phải chịu toàn bộ chi phí tố tụng là 6.598.000 đồng (mỗi người chịu ½) là phù hợp với các Điều 155, Điều 157, Điều 158, Điều 163, Điều 165, Điều 166 Bộ luật tố tụng dân sự.

[8] Xét về án phí: Căn cứ Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự, điểm đ Điều 12 Nghị quyết 326/2016 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội khóa 14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án; điểm b khoản 1 Điều 3, điểm b khoản 1 Điều 24, khoản 1 và khoản 7 Điều 27 Pháp lệnh số 10/2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí Tòa án và Điều 12 Nghị quyết số 01/2012/NQ – HĐTP ngày 13/6/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án. Do yêu cầu khởi kiện của bà H được chấp nhận nên bà H không phải chịu án phí sơ thẩm, đối với ông A1 và ông T1 phải trả lại phần đất cho bà H nên ông A1 và ông T1 phải chịu án phí sơ thẩm không giá ngạch. Đối với số tiền buộc bà H có trách nhiệm trả cho lại giá trị cây trồng trên đất cho ông A1, do bà H hiện nay là người cao tuổi (81 tuổi) nên căn cứ vào điểm Điều 12 của Nghị quyết 326/2016 và bà H có đơn xin miễn án phí, do đó bà H được miễn toàn bộ án phí, phần tiền tạm ứng án phí bà H dự nộp trước nay được hoàn lại.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 9 Điều 26, Điều 35, Điều 39, Điều 147, Điều 155, Điều 157, Điều 158, Điều 163, Điều 165, Điều 166, Điều 186, Điều 227, Điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 203 Luật đất đai; Điều 467 Bộ luật dân sự năm 2005; điểm đ Điều 12 Nghị quyết 326/2016 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội khóa 14, quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án; điểm b khoản 1 Điều 3, điểm b khoản 1 Điều 24, khoản 1 và khoản 7 Điều 27 Pháp lệnh số 10/2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí Tòa án và Điều 12 Nghị quyết số 01/2012/NQ – HĐTP ngày 13/6/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án.

1. Tuyên xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Trần Thị H, yêu cầu ông Trần Ngọc A1 trả diện tích đất là 15.314,4 m2, yêu cầu ông Trần Ngọc T1 giao trả diện tích là 20.052,5 m2.

- Buộc ông Trần Ngọc A1, bà Đào Kim M, Trần Minh D3, Trần Tuyết X1, Trần Phương N1, Trần Tuyết H3, Trần Tuyết N2, Trần Văn T có trách nhiệm giao lại diện tích đất là 15.314,4 m2 cho bà Trần Thị H - phần đất tại thửa số 21 - tờ bản đồ số 21 – tọa lạc tại khóm 4, thị trấn S, huyện T, có các cạnh như sau:

Cạnh ngang mặt tiền 35,60 mét, cạnh dài giáp với thửa số 02 là 519,00 mét, cạnh ngang hậu 24,80 mét, cạnh dài giáp với thửa số 03 là 519,30 mét.

- Buộc ông Trần Ngọc T1 và bà Đinh Thị T3 (Mọi), Trần Văn D1, Trần Thị T4, Trần Ngọc H1, Trần Thúy D2, Trần Văn H2, Trần Thị A2 có trách nhiệm giao lại diện tích đất là 20.052,5 m2 cho bà Trần Thị H - phần đất tại thửa số 03 - tờ bản đồ số 21 - tọa lạc tại khóm 4, thị trấn S, huyện T, có các cạnh sau:

Cạnh ngang mặt tiền 41,40 mét, cạnh dài giáp với thửa 21 là 519,30 mét, cạnh ngang hậu 37,30 mét; cạnh dài giáp với đất của Nguyễn Thị H là 521,20 mét.

(Có mảnh trích đo địa chính số:152/2017 thể hiện (kèm theo)).

- Buộc bà Trần Thị H có trách nhiệm trả lại giá trị cây trồng cho ông Trần Ngọc A1 là 865.000 đồng (tiền 05 cây dừa).

Kể từ ngày ông A1 có đơn yêu cầu thi hành án mà bà H chậm thi hành số tiền nói trên thì hàng tháng bà H còn phải chịu lãi theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015, tương ứng với thời gian chậm thi hành án.

- Buộc ông Trần Ngọc T1 và bà Đinh Thị T3 (Mọi), Trần Văn D1, Trần Thị T4, Trần Ngọc H1, Trần Thúy D2, Trần Văn H2, Trần Thị A2 có trách nhiệm di dời căn nhà khung gỗ địa phương, vách lá, nền đất, máy lợp tol xi măng, ngang 06 mét X dài 7,4 mét, xây dựng năm 2014 (chòi vuông) để trả lại phần đất cho bà H.

- Buộc bà Đào Kim B có trách nhiệm di dời căn nhà ngang 6,4 mét X dài 11,2 mét cây gỗ địa phương, vách thiết, lợp tol xi măng, nền lót gạch tàu, để trả lại phần đất cho bà H.

- Buộc bà Trần Kim X2 và ông Nguyễn Văn T6 cùng các con ông T6 và bà X2 là Nguyễn Văn T7, Nguyễn Văn D4, Nguyễn Thị Q, Nguyễn Văn X3 có trách nhiệm di dời căn nhà ngang 6,4 mét dài 18 mét nhà xây mặt gió, vách thiết, cây gỗ địa phương, máy lợp tol xi măng, nền gạch men (xây dựng năm 1997) để trả lại phần đất cho bà Hữu.

- Buộc ông Trần Ngọc T1 và Trần Ngọc A1 phải trả lại cho bà Trần Thị H tiền chi phí tố tụng là 6.598.000 đồng (mỗi người chịu ½).

Kể từ ngày bà H có đơn yêu cầu thi hành án mà ông T1 và ông A1 chậm thi hành số tiền nói trên thì hàng tháng ông T1 và ông A1 còn phải chịu lãi theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015, tương ứng với thời gian chậm thi hành án.

2. Về án phí: Về án phí sơ thẩm bà H được miễn toàn bộ, bà Trần Thị H đã dự nộp án phí trước là 14.000.000 đồng, nay được hoàn lại 14.000.000 đồng theo biên lai thu số 0006356 ngày 08/11/2016. Buộc ông Trần Ngọc T1 phải nộp là 200.000 đồng, buộc ông Trần Ngọc A1 phải nộp 200.000 đồng.

3. Các đương sự có mặt có quyền kháng cáo bản án trong hạn luật định 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với những người vắng mặt như UBND huyện T, Đ, X, T, Q, bà A2, E, bà B, Trần Ngọc A1, Trần Ngọc T1, Mia, Đ, X, N, H, N, T, T, T, Đ, Trắng, H, Duy, H, A có quyền kháng cáo bản án trong hạn luật định 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc kể từ ngày bản án được niêm yết theo quy định của Pháp luật.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định Điều 2 Luật Thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án, hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, Điều 7, Điều 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

312
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 16/2020/DS-ST ngày 22/01/2020 về tranh chấp quyền sử dụng đất

Số hiệu:16/2020/DS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Trần Văn Thời - Cà Mau
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 22/01/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về