06/04/2020 15:10

Phân biệt bồi thường thiệt hại do xâm phạm tài sản và xâm phạm các quyền nhân thân

Phân biệt bồi thường thiệt hại do xâm phạm tài sản và xâm phạm các quyền nhân thân

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại rất đa dạng và nó xuất phát từ đối tượng bị thiệt hại. Đối tượng bị thiệt hại có thể là tài sản, nhưng cũng có thể là các quyền nhân thân được pháp luật bảo vệ. Chúng ta có thể thấy sự khác biệt này qua bảng so sánh dưới đây:

Tiêu chí so sánh

Bồi thường thiệt hại do xâm phạm tài sản

Bồi thường thiệt hại do xâm phạm các quyền nhân thân

Căn cứ phát sinh

Phát sinh trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng

Chỉ phát sinh ngoài hợp đồng

Đối tượng bị xâm hại

Tài sản

(Điều 105 BLDS 2015 quy định “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”)

Các quyền nhân thân được pháp luật quy định và bảo vệ như:

- Quyền có họ, tên (Điều 26);

- Quyền xác định, xác định lại dân tộc (Điều 29);

- Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 32);

- Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 34);

- Quyền xác định lại giới tính (Điều 36);

- Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình (Điều 38);

- Quyền chuyển đổi giới tính (Điều 37);

- …

Thiệt hại phải bồi thường

Thiệt hại vật chất

- Thiệt hại vật chất

- Thiệt hại tinh thần

Hậu quả pháp lý được áp dụng

- Yêu cầu khôi phục tình trạng ban đầu.

- Trả lại tài sản.

- Bồi thường thiệt hại.

CCPL: Điều 164 BLDS 2015

- Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.

- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.

- Buộc xin lỗi, cải chính công khai.

- Buộc thực hiện nghĩa vụ.

- Buộc bồi thường thiệt hại.

- Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

- Yêu cầu khác theo quy định của luật.

CCPL: Điều 11 BLDS 2015

Thay đổi chủ thể

Có thể thay đổi chủ thể, chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ.

Không thể thay đổi chủ thể, chuyển giao quyền yêu cầu.

CCPL: Điều 25 BLDS 2015

Điểm giống nhau:

Bên cạnh những điểm khác nhau trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tài sản và trách nhiệm bồi thường do xâm phạm các quyền nhân thân có một số điểm giống nhau như sau:

- Đều là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được áp dụng đối với người vi phạm, buộc người vi phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

- Đều là một loại trách nhiệm pháp lý chỉ phát sinh khi dựa trên các căn cứ do pháp luật quy định. 

- Các căn cứ được xác định như: có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại,...

- Có sự tương đồng liên quan đến hậu quả (trách nhiệm vật chất), những trường hợp được loại trừ, những trường hợp không được loại trừ...

Như Ý
10456

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn